HĐ1
Bài 1 (trang 67 SGK Toán 2 tập 1)
Em đoán xem đồ vật nào nặng hơn, đồ vật nào nhẹ hơn.
Phương pháp giải:
- Học sinh có thể quan sát tranh, bằng cảm nhận, kinh nghiệm đã có trong thực tế, có thể nhận biết, đoán được vật nào nhẹ hơn, vật nào nặng hơn.
Lời giải chi tiết:
a) Quyển vở nặng hơn cái bút chì hay cái bút chì nhẹ hơn quyển vở.
b) Quả bóng đá nặng hơn quả bóng bay hay quả bóng bay nhẹ hơn quả bóng đá.
Bài 2
Quan sát tranh rồi trả lời.
a) Em đoán xem quả bưởi và quả cam, quả nào nặng hơn.
b) Quả bưởi cân nặng mấy ki-lô-gam?
c) Quả cam nặng hơn hay nhẹ hơn 1 kg?
Phương pháp giải:
a) Học sinh có thể quan sát tranh, bằng cảm nhận, kinh nghiệm đã có trong thực tế, có thể nhận biết, đoán được quả nào nhẹ hơn, quả nào nặng hơn.
b) Quan sát ta thấy cân thăng bằng, từ đó nhận biết được cân nặng của quả bưởi là 1 kg.
c) Từ câu a và b, suy luận (dùng tính chất “bắc cầu”) để biết quả cam nặng hơn hay nhẹ hơn 1 kg.
Lời giải chi tiết:
a) Giữa quả bưởi và quả cam, quả bưởi nặng hơn.
b) Quan sát ta thấy cân thăng bằng, do đó quả bưởi cân nặng 1 kg.
c) Ta có: quả bưởi nặng hơn quả cam và quả bưởi cân nặng 1 kg, do đó quả cam nhẹ hơn 1 kg.
Bài 3
Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
a) Mỗi túi cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
b) Túi gạo nặng hơn túi muối mấy ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
a) Quan sát cân, đọc số đo trên đồng hồ, từ đó biết được mỗi túi cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam.
b) Để biết túi gạo nặng hơn túi muối mấy ki-lô-gam ta lấy cân nặng của túi gạo trừ đi cân nặng của túi muối.
Lời giải chi tiết:
a) Quan sát tranh ta thấy túi muối cân nặng 2 kg, túi gạo cân nặng 5 kg.
b) Túi gạo nặng hơn túi muối số ki-lô-gam là:
5 – 2 = 3 (kg)
Đáp số: 3 kg.
HĐ2
Bài 1 (trang 68 SGK Toán 2 tập 1)
Bốn bạn Mai, Nam, Việt và Rô-bốt cân kiểm tra sức khoẻ được kết quả như sau:
a) Tìm số thích hợp.
b) Bạn nào cân nặng nhất? Bạn nào cân nhẹ nhất?
Phương pháp giải:
a) Quan sát cân rồi đọc số đo trên cân để biết cân nặng của mỗi bạn.
b) So sánh số đo ở bảng câu a, từ đó tìm được bạn cân nặng nhất và bạn cân nhẹ nhất.
Lời giải chi tiết:
a)
b) Ta có: 20 kg < 23 kg < 24 kg < 25 kg.
Do đó, bạn rô-bốt cân nhẹ nhất, bạn Nam cân nặng nhất.
Bài 2
Bằng cái cân đĩa, cân đồng hồ, cân bàn đồng hồ, hãy tập cân một số đồ vật xung quanh em.
Phương pháp giải:
Em có thể dùng cân đĩa để cân một số đồ vật, chẳng hạn cân cặp sách, vở, hộp bút.
Lời giải chi tiết:
Em tự tập cân một số đồ vật xung quanh em bằng cái cân đĩa.
Bài 3
Rót hết nước từ bình của Việt và Mai được các cốc nước (như hình vẽ).
Bình nước của bạn nào chứa được nhiều nước hơn và nhiều hơn mấy cốc?
Phương pháp giải:
Quan sát tranh, đếm số cốc nước đã rót từ mỗi bình, tính nhẩm rồi trả lời câu hỏi của bài toán.
Lời giải chi tiết:
Quan sát ta thấy bình nước của Viết rót được 8 cốc nước, bình nước của Mai rót được 7 cốc nước.
Mà 8 > 7, do đó bình nước của Việt chứa được nhiều nước hơn.
Lượng nước ở bình của Việt nhiều hơn ở bình của Mai số cốc nước là:
8 – 7 = 1 (cốc)
Bài 4
a) Lượng nước ở cả hai bình bằng bao nhiêu cốc?
b) Lượng nước ở bình nào ít hơn và ít hơn bao nhiêu cốc?
Phương pháp giải:
a) Để tìm lượng nước ở cả hai bình bằng bao nhiêu cốc ta lấy lượng nước ở bình A cộng với lượng nước ở bình B.
b) So sánh số cốc nước ở mỗi bình, từ đó tìm được lượng nước ở bình nào ít hơn và ít hơn bao nhiêu cốc.
Lời giải chi tiết:
a) Lượng nước ở cả hai bình là:
9 + 7 = 16 (cốc)
Đáp số: 16 cốc nước.
b) Ta có: 7 cốc < 9 cốc, do đó lượng nước ở bình B ít hơn.
Lượng nước ở bình B ít hơn ở bình A số cốc là:
9 – 7 = 2 (cốc)
Đáp số: 2 cốc nước.
Bài 5
Dùng ca 1 \(l\), múc nước ở trong thùng đổ 3 ca đầy vào xô màu vàng và 5 ca đầy vào xô màu đỏ. Hỏi cả hai xô có bao nhiêu lít nước?
Phương pháp giải:
Để tìm số lít nước ở cả hai xô ta lấy số lít nước ở xô màu vàng cộng với số lít nước ở xô màu đỏ.
Lời giải chi tiết:
Vì múc 3 ca đầy vào xô màu vàng (mỗi ca 1 \(l\)) nên xô màu vàng có 3 \(l\) nước.
Vì múc 5 ca đầy vào xô màu đỏ (mỗi ca 1 \(l\)) nên xô màu đỏ có 5 \(l\) nước.
Cả hai xô có số lít nước là:
3 + 5 = 8 (\(l\))
Đáp số: 8 \(l\) nước.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]