Giải mục I trang 84, 85 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

2024-09-14 06:28:01

I. Trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh (c.g.c)

HĐ 2

Cho hai tam giác ABCA’B’C’ (Hình 47) có: AB = A’B’ = 2 cm, \(\widehat A = \widehat {A'} = 60^\circ \), AC = A’C’ = 3 cm. Bằng cách đếm số ô vuông, hãy so sánh BCB’C’. Từ đó có thể kết luận được hai tam giác ABCA’B’C’ bằng nhau hay không?

Phương pháp giải:

Đếm số ô vuông rồi so sánh BCB’C’. Từ đó so sánh hai tam giác ABCA’B’C’.

Lời giải chi tiết:

BC = B’C’ = 6 (ô vuông).

Tam giác ABCA’B’C’ có các cặp cạnh tương ứng bằng nhau nên tam giác ABC bằng tam giác A’B’C’ (c.c.c)


LT -VD 1

Cho góc nhọn xOy. Hai điểm M, N thuộc tia Ox thỏa mãn OM = 2 cm, ON = 3 cm. Hai điểm P, Q thuộc tia Oy thỏa mãn OP = 2 cm, OQ = 3 cm. Chứng minh MQ = NP.

Phương pháp giải:

Chứng minh tam giác OMQ bằng tam giác OPN. Hai tam giác bằng nhau thì các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Xét tam giác OMQ và tam giác OPN có: OM = OP (= 2 cm); OQ = ON (= 3 cm); góc O chung.

Vậy \(\Delta OMQ = \Delta OPN\) (c.g.c)

\(\Rightarrow MQ = NP\) ( 2 cạnh tương ứng)


LT - VD 2

Cho góc xOy Oz là tia phân giác. Hai điểm M, N lần lượt thuộc Ox, Oy và khác O thỏa mãn OM = ON, điểm P khác O và thuộc Oz. Chứng minh MP = NP.

Phương pháp giải:

Muốn chứng minh MP = NP, ta chứng minh tam giác MOP bằng tam giác NOP.

Lời giải chi tiết:

Xét tam giác MOP và tam giác NOP có: OM = ON, OP chung, \(\widehat {MOP} = \widehat {NOP}\)(vì Oz là tia phân giác).
Vậy \(\Delta MOP = \Delta NOP\)(c.g.c)

\(\Rightarrow MP = NP\) ( 2 cạnh tương ứng)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"