Giải Bài 82 trang 92 sách bài tập toán 7 - Cánh diều

2024-09-14 06:37:47

Đề bài

Cho tam giác ABC vuông tại C có ˆCAB=60°CAB^=60° , AE là tia phân giác của góc CAB (E ∈ BC). Gọi D là hình chiếu của B trên tia AE, K là hình chiếu của E trên AB. Chứng minh:

a) EB là tia phân giác của góc DEK, EK là tia phân giác của góc BEA;

b) EC = ED = EK.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Chứng mính: \(\widehat {KEB} = \widehat {DEB}\) suy ra EB là tía phân giác của góc DEK, \(\widehat {KEA} = \widehat {KEB}\) suy ra EK là tia phân giác của góc BEA.

- Chứng minh: ∆ACE = ∆AKE (cạnh huyền – góc nhọn) suy ra CE = KE và chứng minh ∆EKB = ∆EDB (cạnh huyền – góc nhọn) suy ra EK = ED. Từ đó suy ra EC  = ED = EK.

Lời giải chi tiết

 

a) Tam giác ABC vuông tại C có \(\widehat {CAB} + \widehat {CBA} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Suy ra \(\widehat {CBA} = 90^\circ  - \widehat {CAB} = 90^\circ  - 60^\circ  = 30^\circ \).

Tam giác EBK vuông tại K có (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Suy ra \(\widehat {KEB} = 90^\circ  - \widehat {KBE} = 90^\circ  - 30^\circ  = 60^\circ \).

•Vì AE là tia phân giác của góc CAB nên \(\widehat {CAE} = \widehat {BAE} = \frac{1}{2}\widehat {CAB} = \frac{1}{2}.60^\circ  = 30^\circ \).

Tam giác ACE vuông tại C có \(\widehat {CEA} + \widehat {CAE} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Suy ra \(\widehat {CEA} = 90^\circ  - \widehat {CAE} = 90^\circ  - 30^\circ  = 60^\circ \)

Do đó \(\widehat {DEB} = \widehat {CEA} = 60^\circ \) (hai góc đối đỉnh).

Ta có \(\widehat {KEB} = \widehat {DEB}\) (cùng bằng 60°) nên EB là tia phân giác của góc DEK.

•Ta có \(\widehat {KEA} + \widehat {KED} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

Hay \(\widehat {KEA} + \widehat {KEB} + \widehat {BED} = 180^\circ \)

Suy ra \(\widehat {KEA} = 180^\circ  - \widehat {KEB} - \widehat {BED} = 180^\circ  - 60^\circ  - 60^\circ  = 60^\circ \)

Do đó \(\widehat {KEA} = \widehat {KEB}\) (cùng bằng 60°).

Nên EK là tia phân giác của góc BEA.

Vậy EB là tia phân giác của góc DEK, EK là tia phân giác của góc BEA.

b) Xét ∆ACE và ∆AKE có:

\(\widehat {ACE} = \widehat {AKE}\left( { = 90^\circ } \right)\)

AE là cạnh chung,

\(\widehat {CAE} = \widehat {KAE}\) (chứng minh câu a).

Do đó ∆ACE = ∆AKE (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra CE = KE (hai cạnh tương ứng) (1)

Xét ∆EKB và ∆EDB có:

\(\widehat {EKB} = \widehat {E{\rm{D}}B}\left( { = 90^\circ } \right)\)

BE là cạnh chung,

\(\widehat {KEB} = \widehat {DEB}\) (chứng minh câu a)

Do đó ∆EKB = ∆EDB (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra KE = DE (hai cạnh tương ứng) (2)

Từ (1) và (2) ta có EC = EK = ED.

Vậy EC = ED = EK.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"