Số đối của số \( - \frac{3}{5}\) là:
- A \( - \frac{3}{5}\).
- B \(\frac{3}{5}\).
- C \(\frac{5}{3}\).
- D \( - \frac{5}{3}\).
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về số đối.
Số đối của số \( - \frac{3}{5}\) là \(\frac{3}{5}\).
Căn bậc hai số học của 121 là:
- A 10.
- B 11.
- C 12.
- D 13.
Đáp án : B
Sử dụng kiến thức về căn bậc hai số học: Căn bậc hai số học của số a không âm là số x không âm sao cho \({x^2} = a\).
Căn bậc hai số học của 121 là \(\sqrt {121} = 11\).
Số nào là số vô tỉ trong các số sau:
- A \(\frac{4}{5}\).
- B \( - \sqrt 7 \).
- C \(0\).
- D \(3,15\).
Đáp án : B
Số vô tỉ được biểu diễn dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Ta có: \(0 = \frac{0}{1};3,15 = \frac{{63}}{{20}}\). Các số \(\frac{4}{5};0;3,15\) là số hữu tỉ nên không phải là số vô tỉ.
Cho \(\left| x \right|\) = 16 thì giá trị của x là:
- A x = 16.
- B x = – 16.
- C x = 4 hoặc x = – 4.
- D x = 16 hoặc x = – 16.
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về dấu giá trị tuyệt đối.
\(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,khi\,x \ge 0\\ - x\,khi\,x < 0\end{array} \right.\)
\(\left| x \right|\) = 16 thì x = 16 hoặc x = – 16.
Cho hai đường thẳng xy và zt cắt nhau như hình vẽ, biết \(\widehat {xOz} = {140^0}\). Tính số đo \(\widehat {zOy}\):
- A \({140^0}\).
- B \({150^0}\).
- C \({40^0}\).
- D \({50^0}\).
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức hai góc kề bù.
Vì \(\widehat {xOz}\) và \(\widehat {zOy}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {xOz} + \widehat {zOy} = {180^0}\) suy ra \(\widehat {zOy} = {180^0} - \widehat {xOz} = {180^0} - {140^0} = {40^0}\).
Đường thẳng \(d\) là đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\) khi và chỉ khi
- A \(d \bot AB\).
- B \(d \bot AB\) tại \(I\) và \(IA = IB\).
- C \(IA = IB\).
- D \(d\) cắt \(AB\).
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về đường trung trực.
Đường thẳng \(d\) là đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\) khi và chỉ khi \(d \bot AB\) tại \(I\)và \(IA = IB\).
Số đo góc B trong hình vẽ sau là
- A \(30^\circ \).
- B \(50^\circ \).
- C \(60^\circ \).
- D \(40^\circ \).
Đáp án : A
Tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800. Tam giác đều có các góc bằng nhau và bằng 600.
Xét tam giác CDE có CD = DE = EC nên tam giác CDE đều. Do đó \(\widehat {CDE} = \widehat {DEC} = \widehat {DCE} = {60^0}\).
Góc DEB là góc ngoài đỉnh E của tam giác CDE nên \(\widehat {DEC} + \widehat {DEB} = {180^0}\) (hai góc kề bù). Suy ra \(\widehat {DEB} = {180^0} - {60^0} = {120^0}\).
Tam giác DEB cân tại E (vì DE = EB).
Xét tam giác DEB cân tại E có \(\widehat {DEB} = {120^0}\) nên \(\widehat {BDE} = \widehat B = \frac{{{{180}^0} - {{120}^0}}}{2} = {30^0}\).
Cho hình vẽ, vì sao hai tam giác vuông \(\Delta ABC\), \(\Delta ADC\) bằng nhau?
- A có hai cặp cạnh góc vuông bằng nhau.
- B theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông.
- C theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh.
- D theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn.
Đáp án : D
Kiểm tra điều kiện bằng nhau của hai tam giác.
Hai tam giác vuông \(\Delta ABC\), \(\Delta ADC\) có cạnh huyền \(AC\) chung, góc nhọn \(\widehat {ACB} = \widehat {ACD}\) nên hai tam giác vuông \(\Delta ABC\), \(\Delta ADC\)bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn.
Cho \(\widehat {xOy} = {120^0}\). Gọi Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\). Số đo\(\widehat {xOt}\) bằng:
- A 500.
- B 1200.
- C 600.
- D 700.
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về tia phân giác.
Vì Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) nên \(\widehat {xOt} = \widehat {tOy} = \frac{1}{2}\widehat {xOy} = \frac{1}{2}{.120^0} = {60^0}\).
Theo số liệu biểu đồ bên dưới thì loài vật nuôi được yêu thích chiếm tỉ lệ cao nhất là:
- A Cá.
- B Chó.
- C Mèo.
- D Chim.
Đáp án : C
Quan sát biểu đồ để xác định.
Quan sát biểu đồ, loài vật nuôi được yêu thích chiếm tỉ lệ cao nhất là mèo (chiếm 50%).
Kết quả tìm hiểu về kết quả xếp loại học lực của các bạn học sinh Khối 7 được cho bởi bảng thống kê sau:
Xác định dữ liệu định tính trong bảng thống kê trên:
- A Dữ liệu định tính là: 120; 285
- B Dữ liệu định tính là: 120; 285; 150; 25
- C Dữ liệu định tính là: Giỏi, Khá, Đạt, Chưa Đạt
- D Dữ liệu định tính là: Số học sinh.
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về dữ liệu định tính.
Dữ liệu định tính là: 120; 285; 150; 25.
Cho đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b. Nhận định nào sau đây có thể chỉ ra hai đường thẳng a và b song song?
- A \(\widehat {{A_4}} = \widehat {{B_4}}\) (hai góc so le trong).
- B \(\widehat {{A_4}} = \widehat {{B_2}}\) (hai góc đồng vị).
- C \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{B_2}}\) (hai góc trong cùng phía).
- D \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{B_2}}\) (hai góc đồng vị).
Đáp án : D
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Góc A4 và góc B4 không phải hai góc so le trong nên A sai.
Góc A4 và góc B2 không phải hai góc đồng vị nên B sai.
Góc A2 và góc B2 không phải là hai góc trong cùng phía nên C sai.
\(\widehat {{A_2}} = \widehat {{B_2}}\), góc A2 và góc B2 là hai góc đồng vị suy ra a // b nên D đúng.
Thực hiện phép tính
a) \(\frac{1}{3} - \frac{5}{4} + \frac{7}{6}\)
b) \(\frac{{11}}{3}.\frac{2}{5} + \frac{{11}}{3}.\frac{8}{5} - \frac{{11}}{3}\)
Sử dụng các quy tắc thực hiện phép tính.
a) \(\frac{1}{3} - \frac{5}{4} + \frac{7}{6}\)
\( = \frac{4}{{12}} - \frac{{15}}{{12}} + \frac{{14}}{{12}} = \frac{3}{{12}} = \frac{1}{4}\)
b) \(\frac{{11}}{3} \cdot \frac{2}{5} + \frac{{11}}{3} \cdot \frac{8}{5} - \frac{{11}}{3}\)
\( = \frac{{11}}{3} \cdot \left( {\frac{2}{5} + \frac{8}{5} - 1} \right) = \frac{{11}}{3} \cdot \left( {2 - 1} \right) = \frac{{11}}{3}\)
Tìm x, biết \(\frac{1}{3} - \left| {\frac{3}{4} - x} \right| = \frac{1}{{12}}\)
- Sử dụng quy tắc chuyển vế.
- Chia hai trường hợp để bỏ dấu giá trị tuyệt đối.
Ta có: \(\frac{1}{3} - \left| {\frac{3}{4} - x} \right| = \frac{1}{{12}}\)
\(\begin{array}{l}\left| {\frac{3}{4} - x} \right| = \frac{1}{3} - \frac{1}{{12}}\\\left| {\frac{3}{4} - x} \right| = \frac{1}{4}\end{array}\)
\(\left| {\frac{3}{4} - x} \right| = \frac{1}{4}\) thì \(\frac{3}{4} - x = \frac{1}{4}\) hoặc \(\frac{3}{4} - x = - \frac{1}{4}\)
TH1. \(\frac{3}{4} - x = \frac{1}{4}\)
\(\begin{array}{l}x = \frac{3}{4} - \frac{1}{4}\\x = \frac{1}{4}\end{array}\)
TH2. \(\frac{3}{4} - x = - \frac{1}{4}\)
\(\begin{array}{l}x = \frac{3}{4} + \frac{1}{4}\\x = 1\end{array}\)
Vậy \(x \in \left\{ {\frac{1}{4};1} \right\}\).
Chia đều một thanh gỗ dài 6,323 m thành bốn đoạn thẳng bằng nhau. Tính độ dài mỗi đoạn gỗ (làm tròn đến hàng phần trăm)
Sử dụng phép chia sau đó làm tròn kết quả đến hàng phần trăm.
Độ dài mỗi đoạn gỗ là: \(6,323 \div 4 = 1,58075 \approx 1,58\)(m)
Vậy độ dài mỗi đoạn gỗ là khoảng 1,58m.
Cho hình vẽ sau:
Biết đường thẳng a // b. Tính \(\widehat {{A_1}},\widehat {{B_2}}\).
Dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song.
Vì a // b nên:
\(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_1}} = {125^0}\) (hai góc đồng vị)
Ta có: \(\widehat {{B_1}} + \widehat {{B_2}} = {180^0}\) (hai góc kề bù) Suy ra: \(\widehat {{B_2}} = {180^0} - \widehat {{B_1}} = {180^0} - {125^0} = {55^0}\).
Cho góc nhọn \(xOy\). Trên tia \(Ox\), lấy hai điểm \(A\) và \(C\). Trên tia \(Oy\) lấy hai điểm \(B\) và \(D\) sao cho: \(OA = OB,{\rm{ }}OC = OD\) (\(A\) nằm giữa \(O\) và \(C\); \(B\) nằm giữa \(O\) và \(D\)).
a) Chứng minh: \(\Delta OAD = \Delta OBC\)
b) So sánh hai góc: \(\;CAD\) và \(CBD\)
a) Chứng minh \(\Delta OAD = \;\Delta OBC\left( {c - g - c} \right)\)
b) Dựa vào tính chất hai góc kề bù.
a) Xét \(\Delta OAD\) và \(\Delta OBC\) có:
\(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}OB\)
\(\widehat {COD}\) chung
\(OD{\rm{ }} = {\rm{ }}OC\) (gt)
Vậy \(\Delta OAD = \;\Delta OBC\left( {c - g - c} \right)\)
b) Ta có: \(\Delta OAD = \;\Delta OBC\) (chứng minh trên)
\(\; \Rightarrow \widehat {OAD} = \widehat {OBC}\)(hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat {OAD} + \widehat {CAD} = {180^o}\) (2 góc kề bù)
\(\;\widehat {OBC} + \widehat {DBC} = {180^o}\)(2 góc kề bù)
Vậy \(\widehat {CAD} = \widehat {DBC}\)
Làm tròn số 8 214 353 với độ chính xác d = 500
Dựa vào cách làm tròn số với độ chính xác cho trước.
Do độ chính xác (d = 500) đến hàng trăm nên ta làm tròn số 8 214 353 đến hàng nghìn và ta có: \(8{\rm{ 214 353}} \approx {\rm{ 8 214 000}}\)
Nhân dịp 20 – 11 cửa hàng Juno giảm giá 5% cho tất cả các mặt hàng và nếu mua 2 sản phẩm cùng lúc sẽ chỉ tính tiền 1 sản phẩm cao giá nhất. Ngoài ra nếu có thẻ VIP thì sẽ được giảm thêm 10% trên giá đã giảm. Bạn Minh có thẻ VIP và mua 1 cái áo giá 325 000 đồng và 1 đôi giày giá 490 000 đồng. Hỏi Minh phải trả bao nhiêu tiền?
Tính số tiền Minh phải trả sau khi giảm 5%.
Tính số tiền Minh phải trả sau khi tính thẻ VIP.
Vì Minh mua 1 cái áo giá 325 000 đồng và 1 đôi giày giá 490 000 đồng nên Minh sẽ phải trả tiền cho sản phẩm cao giá nhất đó là đôi giày giá 490 000 đồng.
Số tiền Minh phải trả sau khi giảm giá 5% là:
\(490\,000.\left( {100\% - 5\% } \right) = 465\;500\)(đồng).
Số tiền Minh phải trả sau khi tính thẻ VIP là:
\(465\;500.\left( {100\% - 10\% } \right) = 418\;950\)(đồng).
Vậy số tiền Minh phải trả là 418 950 đồng.
Hãy đọc thông tin từ biểu đồ bên và lập bảng thống kê tương ứng
Dựa vào cách đọc biểu đồ.