Câu 1
NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ TRONG NGỮ CẢNH
Câu 1 (trang 92 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu thơ, đặt từ ngữ in đậm trong bối cảnh bài thơ để giải thích nghĩa cho phù hợp nhất
Lời giải chi tiết:
a. Người cầm súng như mang theo sức xuân trên đường hành quân, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Chính người cầm súng và người ra đồng đã làm nên mùa xuân hạnh phúc cho đất nước.
b. Trong bối cảnh đoạn thơ có thể hiểu “đi” ở đây là sự phát triển tiến tới không ngừng của đất nước.
c. Từ “làm” trong văn bản có thể hiểu là khao khát được hóa thân vào những sự vật, sự việc trong bài thơ để cống hiến những tinh hoa cho cuộc đời.
Câu 2
Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ và giải nghĩa từ “giọt” theo bối cảnh của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Trong trường hợp này, dựa trên ngữ cảnh (giọt long lanh) có thể hiểu là giọt âm thanh - tiếng chim hót. Vì chỉ có từ long lanh - chỉ tính chất sáng, đẹp của giọt mà không có từ chỉ sự vật cụ thể như mưa, sương, nước hay tiếng chim nên có thể gợi liên tưởng đến giọt mùa xuân - sức sống của mùa xuân đang dâng trào, dào dạt.
Câu 3
BIỆN PHÁP TU TỪ
Câu 3 (trang 93 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại những biện pháp tu từ xuất hiện trong bài và chọn biện pháp nổi bật nhất
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ thể hiện qua các hình ảnh:
+ Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ:ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.
+ Giọt long lanh rơi: ẩn dụ cho tiếng chim hót du dương, ca ngợi đất trời.
+ Tuổi hai mươi và khi tóc bạc: ẩn dụ cho con người lúc tuổi trẻ và khi tuổi đã cao.
=> Tác dụng tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho văn bản đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân cũng như thể hiện khao khát cống hiến mãnh liệt của tác giả đối với quê hương, đất nước.