Câu 1
Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về phó từ để xác định
Lời giải chi tiết:
Câu | Phó từ | Bổ sung ý nghĩa |
a | chưa | phủ định cho động từ gieo |
b | đã | thời gian cho động từ thì thầm |
c | Vẫn | tiếp tục, tiếp diễn, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái cho động từ còn |
Đã | thời gian cho động từ vơi | |
cũng | khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái cho động từ bớt | |
d | hay | thường xuyên cho động từ nhắm |
được | biểu thị việc vừa nói đến đã đạt được kết quả cho động từ đoán | |
lắm | mức độ cho tính từ tiến bộ | |
Những | số lượng cho danh từ buổi chiều, bông hoa | |
một | số lượng cho danh từ hôm | |
đ | vẫn | tiếp tục, tiếp diễn cho động từ giúp |
những | số lượng cho danh từ lúc | |
chỉ | giới hạn phạm vi cho động từ khuây khỏa | |
lại | lặp lại, tái diễn cho động từ đứng | |
e | mọi | số lượng cho danh từ tiếng |
đều | đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng cho tính từ vô ích |
Câu 2
Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phó từ để trả lời
Lời giải chi tiết:
Câu | Phó từ | Bổ sung ý nghĩa |
a | sẽ | thời gian cho động từ lớn |
b | đã | thời gian cho động từ về |
c | cũng | khẳng định về một sự giống nhau của hoạt động cho động từ cho |
d | quá | mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường cho động từ quen |
được | biểu thị việc vừa nói đến đã kết quả cho động từ xa rời |
Câu 3
Câu 3 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Sử dụng phó từ để mở rộng, từ đó thấy được sự khác nhau về nghĩa của các trường hợp
Lời giải chi tiết:
a.
Trời vẫn tối → bổ sung ý nghĩa tiếp diễn
Trời sắp tối → bổ sung ý nghĩa thời gian
Trời tối quá → bổ sung ý nghĩa mức độ
Trời rất tối → bổ sung ý nghĩa mức độ
b.
Bọn trẻ thường đá bóng ngoài sân → bổ sung ý nghĩa tiếp diễn
Bọn trẻ đã đá bóng ngoài sân → bổ sung ý nghĩa thời gian
Bọn trẻ vẫn đá bóng ngoài sân → bổ sung ý nghĩa tiếp diễn
Bọn trẻ còn đá bóng ngoài sân → bổ sung ý nghĩa thời gian
Câu 4
Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc và xác định biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Biện pháp nhân hóa: “mầm đã thì thầm”→ làm cho hạt mầm trở nên có hồn, gần gũi và sinh động như một con người
Câu 5
Câu 5 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Em thử thay thế các từ được gợi ý và nhận xét sự thay đổi của nội dung
Lời giải chi tiết:
Không thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” hay “quyện” vì: “phả” gợi được sự lan tỏa thành luồng của làn hơi, còn “tỏa” chỉ gợi được sự lan truyền, “quyện” gợi sự bện chặt.
Câu 6
Câu 6 (trang 20, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Em hãy đọc kĩ từ dềnh dàng và đối chiếu với nội dung của đoạn thơ để chọn ý nghĩa phù hợp nhất
Lời giải chi tiết:
- Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa thứ (1).
- Em có thể xác định như vậy vì:
+ Có từ chùng chình diễn tả hành động cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian
+ Có từ vội vã miêu tả trạng thái rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp