Soạn bài Biết người, biết ta SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn

2024-09-14 06:48:46

Nội dung chính

Tác giả muốn mượn hình ảnh của các sự vật để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia..



Câu 1

Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các văn bản và chỉ ra biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Biện pháp nói quá: Phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng cho người đọc


Câu 2

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc và rút ra bài học ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

Bài học: Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia


Câu 3

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

So sánh mục đích của truyện ngụ ngôn với ba văn bản này để tìm ra điểm giống nhau

Lời giải chi tiết:

Truyện ngụ ngôn

Các văn bản lục bát 1 và 2

Điểm giống

Đều giàu tính triết lí, các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó.

Điểm khác

Dù ngắn gọn vẫn có đầu có cuối, có sự phát triển của sự việc, câu chuyện, thái độ của người nói thường được bộc lộ gián tiếp thông qua việc kể chuyện

Dù có tình huống, sự việc vẫn là thể loại trực tiếp bộc lộ thái độ quan niệm của tác giả


Bài đọc

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"