Nội dung chính
Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây. |
Chuẩn bị
(trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Hãy chia sẻ lại trải nghiệm của em về đặc sản địa phương mình (Ví dụ: cốm, phở,...)
Gợi ý:
- Đó là đặc sản gì?
- Nêu nguồn gốc, thông tin ngắn gọn về món đặc sản đó
- Nêu cảm nhận của em khi trải nghiệm món ăn đặc sản đó
Lời giải chi tiết:
Gợi ý 1:
- Cốm là đặc sản lâu đời của Hà Nội.
- Mang hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ.
- Khi ăn cốm, phải ăn từng chút ít, thong thả, nhón từng chút một, không được phũ phàng. Cảm nhận cái tươi mát của lá non, cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc; thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một.
Gợi ý 2:
- Vải thiều thuộc vùng đất Thanh Hà, Hải Dương - một trong những đặc sản vô cùng nổi tiếng và đã được xuất khẩu cả trong nước và cả nước ngoài.
- Quả rất tròn và đều nhau, quả nào quả ấy cũng căng mọng nước.
- Khi cho vào miệng, từng thớ vải ngọt thanh như tan ra trong miệng mình
=> Đây thực sự là trải nghiệm em không bao giờ có thể quên trong những chuyến hành trình khám phá những đặc sản của tất cả các vùng miền
1
Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ “Hạt dẻ rơi rơi rơi…vừa dày vừa cứng” và nêu suy nghĩ của bản thân về cảnh được tả
Lời giải chi tiết:
Em hình dung: hạt dẻ ở đây nhiều, tràn trề, đong đầy như mưa rơi, mang một vẻ đẹp như “bản nhạc mùa thu”.
2
Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ “Ở những vùng núi cao…cười sung sướng”
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ gắn bó, gần gũi, thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt với nhau như những người bạn thân thiết, đồng hành suốt một đời
1
Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn và tìm ra những từ ngữ, hình ảnh ấy
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ, hình ảnh: Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh; Cái đó thì ...vưỡn; Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân; Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên; Đó là điểm du lịch mang màu sắc, hương vị của tình yêu; Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn; Rừng dẻ khe khẽ hát như rang bởi đây đang là mùa lá đỏ; Nắng chiều quê tôi sánh vàng như mật bủa lấy rừng vàng
2
Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của bản thân về cái tôi tác giả
Lời giải chi tiết:
Đó là một cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời
3
Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định chủ đề và nêu lý do
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: Tình cảm say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên
- Em xác định dựa vào bố cục của văn bản.
4
Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn, chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản
Lời giải chi tiết:
- Chất trữ tình: văn bản thể hiện sự say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ.
- Cái tôi của người viết: thể hiện rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ
- Ngôn ngữ: sử dụng khẩu ngữ, từ láy, văn phong gợi hình, gợi cảm
5
Câu 5 (trang 85, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Sau khi đọc văn bản, trình bày suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc văn bản trên em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Có lẽ đây là một vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng. Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó cũng được thể hiện qua văn bản trên. Đó chính là niềm tự hào, vui sướng, hạnh phúc khi đặc sản quê mình được coi là thứ đặc sản có một không hai
Bài đọc