Soạn bài Đợi mẹ SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết

2024-09-14 06:49:54

Nội dung chính

Bài thơ Đợi mẹ kể về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ nhỏ, có lẽ vì vật mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.

Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.



Chuẩn bị đọc

(Trang 98, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Đợi chờ luôn mang lại cho người đợi những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/ một điều gì đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào trải nghiệm của bản thân, chia sẻ cảm xúc của em khi chờ đợi một ai đó.

Lời giải chi tiết:

Hồi bé chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm xúc khi chờ đợi mẹ đi chờ về và em cũng vậy. Mỗi sáng khi mẹ đi chợ em luôn ở nhà ngóng chờ mẹ từng giây từng phút, cảm xúc lúc ấy vô cùng bồn chồn, hồi hộp xen chút nghĩ ngợi không biết mẹ có mua món đồ mình thích hay không. Đợi quá lâu sẽ cảm thấy buồn chán, chạy hẳn ra ngõ để đón mẹ về.


1

Câu 1 (Trang 98, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn thơ và dựa vào trí tưởng tượng của mình, nêu cảm nhận bản thân em sau khi đọc đoạn thơ.

Lời giải chi tiết:

Em hình dung được hình ảnh bạn nhỏ đang ngồi ngóng chờ mẹ về, nhìn hoài nhìn mãi không thấy mẹ đâu tới khi trăng đã lên mà mẹ vẫn ở trên đồng, bao quanh chỉ là sự cô đơn, trống trải.


2

Câu 2 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu em cho là như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn thơ tìm chi tiết cho thấy mẹ đã bé ai vào nhà.

Lời giải chi tiết:

- Mẹ đã bế bạn nhỏ vào nhà.

- Dựa vào câu thơ “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Vì bạn nhỏ chính là người luôn chờ trông, ngóng đợi mẹ về từng ngày.


1

Câu 1 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ  bài thơ, xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và nhận xét về nó.

Lời giải chi tiết:

- Cách gieo vần: linh hoạt (Mẹ lẫn trên cánh đồng lúa lẫn vào đêm,... Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà,... lung linh trắng vườn hoa mận trắng)

- Cách ngắt nhịp: độc đáo (dòng 2, 8 và dòng 3, 11)

=> Nhận xét: Cách gieo vần và ngắt nhịp độc đáo của bải thơ làm cho thay đổi, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi mẹ của bé.


2

Câu 2 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn và tìm các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé sau đó nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé: ngồi nhìn, lẫn, trống trải, chờ, khuya, bế và các hình ảnh em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa, vầng trăng non, đom đóm bay, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp, hoa mận trắng lung linh, mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ và biện pháp tu từ nhân hóa,...

- Tác dụng: Những hình ảnh làm nổi bật tâm trạng ngóng đợi, chờ mẹ về của em bé.


3

Câu 3 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh "Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ".

Phương pháp giải:

Dựa vào suy nghĩ bản thân, nêu cảm nhận về hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” là một hình ảnh ẩn dụ. “Nỗi đợi vẫn nằm mơ” ở đây chính là hình ảnh em bé ngồi đợi mẹ về với sự nhớ nhung, thường trực đối với mẹ. Mẹ bế em bé vào nhà như một sự trân trọng, yêu thương, xót xa cho đứa con bé bỏng của mình. Câu thơ đã diễn tả một cách hình tượng, độc đáo, làm rõ rình yêu của bé cũng như tình yêu bé của mẹ.


4

Câu 4 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, cho biết tình cảm cảm xúc của tác giả và tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung, yêu thương, thấp thỏm, chờ đợi ngóng trông mẹ về.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:

+ Ngồi nhìn ra đồng lúa

+ Ngọn lửa bếp chưa nhen

+ Căn nhà tranh trống trải

+ Chờ tiếng bàn chân mẹ

+ Chân mẹ lội bùn ì oạp đồng xa


5

Câu 5 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý những từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng, cảm xúc.

Lời giải chi tiết:

Thông điệp tác giả gửi gắm: Tình cảm con với mẹ, mẹ với con là một trong những tình cảm thiêng liêng, trân quý nhất của con người.


6

Câu 6 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ suy nghĩ của em?

Phương pháp giải:

Trình bài đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình cảm những người thân trong gia đình.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm giữa những người thân trong gia đình luôn là một tình cảm đáng quý và đáng trân trọng. Tình cảm ấy chính là sự yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ, đùm đọc, chăm sóc lẫn nhau của một gia đình. Khi ta vấp ngã luôn được gia đình đùm bọc, che chở, vỗ về. Đồng thời bản thân mỗi người cũng cần cố gắng, chăm chỉ, yêu thương, bảo vệ tất cả mọi người trong gia đình. Tình cảm giữa những người thân trong gia đình chính là tình cảm máu mủ ruột già không gì có thể thay thế và ta luôn phải trân trọng tình cảm ấy.


Bài đọc

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"