Định hướng
(trang 51, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Khi làm bài thơ bốn chữ, năm chữ, cần chú ý cách gieo vần của bài thơ hoặc khổ thơ đã nêu ở mục Thơ bốn chữ, năm chữ trong phần Kiến thức ngữ văn
Thực hành
(trang 52, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
a) Điền từ thích hợp ở trong ngoặc vào chỗ trống trong các khổ thơ sau. Từ đó xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.
Bài thơ 1: (ngay, trong, đây)
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngôi vào (...)
Mát ơi là mát!
(Xuân Quỳnh)
Bài thơ 2: (băm, cày, lao) (mịt, sương, mờ)
Ngựa phăm phăm bốn vó
Như (...) xuống mặt đường
Mặc sớm rừng mù (...)
Mặc đểm đông giá buốt
(Phan Thị Thanh Nhàn)
b) Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè) hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích)
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết về thơ bốn chữ, năm chữ để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
a)
- Bài thơ 1:
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát!
(Xuân Quỳnh)
=> Bài thơ gieo vần chân, tiếng cuối cùng của câu 2 (nong) vần với tiếng cuối cùng của câu 3 (trong).
- Bài thơ 2:
Ngựa phăm phăm bốn vó
Như băm xuống mặt đường
Mặc sớm rừng mù sương
Mặc đêm đông giá buốt.
=> Bài thơ gieo vần lưng và vần chân: phăm – băm, đường – sương.
b)
Có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:
Em yêu màu đỏ
Như máu con tim
Lá cờ tổ quốc
Khăn quàng đội viên
Em yêu màu xanh
Đồng bằng, rừng núi
Biển đầy cá tôm
Bầu trời cao vợi
Em yêu màu vàng
Lúa đồng chín rộ
Hoa cúc mùa thu
Nắng trời rực rỡ
(Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân)