Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi thả diều lớp 7

2024-09-14 06:55:22

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

Thả diều là một thú vui vô cùng quen thuộc đối với trẻ em ở nông thôn, để lại trong mỗi đứa trẻ nhiều kỷ niệm.

2. Thân đoạn:

- Nguồn gốc:

Xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 2800 năm, ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban.

Chiếc diều đầu tiên làm bằng gỗ, sau thay bằng trúc và giấy.

- Ý nghĩa:

Người Trung Quốc cổ đại có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí.

Là một nghi thức cầu an mà các nhà sư.

Được xem là vật dâng hiến thần linh các trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn.

Là một vật dụng để truyền tin trong quân sự.

Ngày nay, cánh diều còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới.

- Đặc điểm:

Hình dáng, chủng loại phong phú: Hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người.

Phong phú về màu sắc, kích thước của diều cũng vô số kể.

- Cách làm diều thông thường:

Khung diều: Dùng các thanh tre dài từ 70 - 90cm làm khung, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, khung phải cân đối và chắc chắn.

Cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt.

Đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có bay được hay không, cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều.

Cuối cùng, khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn.

- Cách thả diều:

Chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa.

Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều bay lên cao.

3. Kết bài

Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, mang lại cho con người những cảm xúc vui vẻ đầy ắp kỷ niệm, rèn luyện cho con người sự khéo léo khi làm diều, óc quan sát, nhận định khi thả diều.


Mẫu 1

Nhắc đến trò chơi dân gian của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều. Một trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.

Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam Ở Việt Nam. Với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc. Hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam.

Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Cánh diều có hình dáng cong cong, nhìn từ xa giống như là hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết.

Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Thời điểm thích hợp nhất là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Na,

Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo. Các cuộc thi thả diều lớn được tổ chức thường niên và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.


Mẫu 2

Tuổi thơ chúng ta ai mà không biết trò chơi thả diều, thú vui nhàn hạ của mỗi đứa trẻ ở vùng quê vào ngày hè, những cánh diều tuổi thơ sẽ mãi là kỉ niệm mà chúng ta mãi không quên.

Trò chơi dân gian thả diều xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước, du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận, với mỗi đứa trẻ hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc. Đây cũng là trò chơi bình dị, giải trí của các em khi rảnh rỗi.

Diều được làm từ các chất liệu khác nhau giấy, vải, ni lon, chất liệu bằng ni lon được sử dụng nhiều nhất bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Người chơi diều có thể chọn nhiều loại khác nhau dựa theo màu sắc, kiểu dáng. Với trẻ em vùng quê diều làm bằng giấy là lựa chọn thích hợp, đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất, chỉ cần sử dụng giấy vở không dùng đến để làm diều.

Cánh diều thông thường thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng tre mềm, có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Điều kiện gió khi thả phải không quá mạnh mà phải gió nhẹ. Những cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản là những nơi thả diều tốt nhất. Vào mỗi buổi chiều những cánh diều bay lên không trung rất đẹp và thơ mộng.

Theo thời gian trò chơi thả diều đã không còn xuất hiện nhiều nữa nhưng đối với các thế hệ trước kia hình ảnh cánh diều tung bay phấp phới trong gió và những đứa trẻ chạy theo nô đùa sẽ mãi là kỉ niệm không thể phai nhòa.


Mẫu 3

Sẽ thật tuyệt vời nếu như tuổi thơ của mỗi chúng ta được gắn bó với những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm, thả diều… Đặc biệt, mỗi cánh diều tuổi thơ mãi là những kỉ niệm mà chúng ta không thể nào quên được, đó cũng là món đồ chơi yêu thích của biết bao người khi còn thơ ấu.

Diều là một món đồ chơi được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Đầu tiên là áo diều, áo diều có thể làm bằng giấy, vải hoặc nilon. Trẻ con ở các vùng quê trước đây thường dùng giấy bàn, có khi là giấy của những quyển sách cũ gỡ ra làm áo diều. Đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất. Ngày nay chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Tiếp theo là khung diều, bộ phận này thường được làm bằng nan tre bởi nan tre mềm dễ uốn và tạo kiểu. Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai dùng cho các diều nhỏ bằng dây may, dây thừng nhỏ và sau này có cả dây thép nữa để dành cho các loại diều lớn. Hình dáng của diều cũng rất phong phú đa dạng, có loại hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người…. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có tre, tre phải là tre tươi, dẻo, cứng và có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách.

Nếu như để làm được ra con diều tốt đòi hỏi sự khéo léo thì khi chơi diều cũng đòi hỏi người chơi càng phải khéo léo, tính toán tỉ mỉ hơn. Ở miền Bắc, các em chơi diều bắt đầu từ mùa hè và vào tầm chiều tối khi cái nắng gay gắt, cháy bỏng của ban ngày nhường chỗ cho những cơn gió mát rượi, bầu trời mùa hè cao và xanh là thời điểm thích hợp cho những cánh diều bay lượn. Thả diều cần chọn những địa điểm rộng và thoáng như cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Trường hợp thả diều ở một nơi có nhiều gió, có thể chỉ cần đứng tại chỗ và giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên cao. Trường hợp trời đứng gió, lúc này cần cầm dây và chạy thật nhanh cho diều đạt được độ cao nhất định đủ để đón những cơn gió ở tầng cao, khi đó diều sẽ có thể tiếp tục bay lên. Trẻ em ham chơi thường chọn cách chạy thật nhanh để đưa diều lên cao dù cho trời đang nắng gắt. Những người từng trải luôn biết cách chờ đợi những cơn gió lúc chiều tà. Thả diều nơi đồng vắng thì ung dung tự tại nhưng hơi buồn tẻ, thả diều ở nơi có nhiều người cùng thả thì có sự cạnh tranh nhưng lo ngại bị vướng dây. Diều giấy thì thả ở đồng quê, diều to nghệ thuật thì thả ngoài biển lớn. Nhưng dù chọn cách chơi nào với loại diều nào thì chơi diều vẫn là một thú vui của tuổi thơ.

Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê. Cánh diều cứ yên bình ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.


Mẫu 1

Có lẽ đối với trẻ em ở thành thị tiếng sáo diều vi vu hay những con diều nhiều màu sắc bay lượn trên nền trời xanh thẳm là một thứ gì đó rất lạ lẫm, bởi bao quanh các em là những thứ đồ chơi hiện đại, rồi điện thoại, ipad,...Tôi không nói rằng những thứ ấy là không tốt, nhưng có lẽ trẻ em nông thôn dường như có một tuổi thơ trọn vẹn hơn hẳn, bởi tuổi thơ ấy là cả một bầu trời kỷ niệm đáng nhớ, mà hiện tại khi đã lớn lên người ta vẫn thường khao khát được quay lại với những trò ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê,... vừa năng động lại bổ ích. Tôi vốn là một đứa trẻ nông thôn, cha mẹ chẳng giàu có gì cho cam, thế nên có được chiếc diều, chiều chiều sau buổi học chị em lại tung tăng đem đi thả với lũ bạn là một niềm vui sướng vô cùng.

Quê hương của trò thả diều không phải ở Việt Nam mà nó có nguồn gốc từ Trung Quốc với trên 2800 năm lịch sử, xuất hiện lần đầu tiên vào thời Xuân Thu Chiến quốc. Ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban đã chế tạo chiếc diều đầu tiên với vật liệu là gỗ, các thời kỳ sau người ta thay gỗ bằng trúc và giấy để có một chiếc diều thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Đối với người Trung Quốc cổ đại, thả diều mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, họ có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí, xui rủi bằng cách viết hết những điều không may mắn lên thân diều, rồi thả diều bay thật cao sau đó cắt đứt dây. Một ý nghĩa nữa là thả diều còn được xem là một nghi thức cầu an mà các nhà sư hay dùng, ngoài ra diều còn được xem là vật dâng hiến thần linh các trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn. Một vài ghi chép cũng cho thấy rằng, diều còn là một vật dụng để truyền tin trong quân sự. Ngày nay cánh diều còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới, và trở thành biểu tượng của nhiều tổ chức cũng như giải thưởng lớn ví dụ như giải thưởng nghệ thuật "Cánh diều vàng" được trao hàng năm.

Diều có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có cái hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người. Diều là thứ đồ chơi đa dạng vì hình dáng phong phú về màu sắc, lũ trẻ con không có điều kiện thì chỉ chơi những con diều đơn sắc làm từ mấy thẻ tre với mấy tờ giấy vở, giấy màu, còn ví như người chơi diều theo hội thi thì trang trí diều vô cùng bắt mắt bằng những màu sặc sỡ, để khi diều đã tít tận trời mây mà cái bóng màu của nó dưới đất người ta vẫn nhận thấy được. Kích thước của diều cũng vô số kể, thường chỉ tầm mét vuông đổ lại, nhưng cũng có những người chơi diều sáo chuyên nghiệp họ có thể cất công làm cả chiếc diều to như cái thuyền, gắn thêm ống sáo to như bắp chân, sợi dây diều to như cái dây chão cột trâu mới đủ giữ, lúc thả cũng tốn sức không kém, phải vài ba người mới nhấc được nó lên. Thế nhưng một khi diều đã bay thì mấy ngày liền vẫn cứ ở xa tít, tiếng sáo vi vu như tiếng nhạc từ thiên đình rót xuống, lâng lâng và kỳ diệu vô cùng. Dĩ nhiên ngày hôm nay để nghe được tiếng sáo diều vốn là điều quá khó, dường như con diều với chiếc sáo lửng lơ trên bầu trời đã hoàn toàn đi vào quên lãng, đó là điều vô cùng đáng tiếc.

Khoan nói đến diều sáo, bởi làm diều sáo khá khó, chúng ta sẽ nói đến thứ diều thông dụng mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Trước hết cần chuẩn bị tre để làm khung diều, thông thường người ta sẽ chuẩn bị các thanh tre dài tầm 70-90cm rồi bắt cố định vào nhau thành những hình dạng mình mong muốn, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, yêu cầu duy nhất là khung phải cân đối và chắc chắn thì diều mới bay được. Sau khi đã có khung, người ta sẽ cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt, nên chọn loại giấy dày có thể chịu được sức gió, hồ dán cũng phải là loại có độ bám dính tốt, tránh việc đang bay mà diều bung ra thì mất vui. Xong phần thân diều, chúng ta tiến hành làm đuôi diều, nhiều người nghĩ rằng đuôi diều không quan trọng, chỉ mang tính thẩm mĩ nhưng thực tế đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có bay được hay không. Khâu này khá dễ dàng, người ta sẽ cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều. Cuối cùng là khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn, được cuốn thành cuộn cho gọn, khi thả và thu diều về sẽ không bị rối dây.

Cách thả diều khá dễ nhưng phải biết quan sát và canh hướng gió, nên chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa, ở nông thôn phía trên đê là thích hợp nhất. Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều bay lên cao, khi diều đã bay ổn định thì không nên thả dây nữa tránh diều bay quá cao, thu về rất mệt. Việc thả diều nên chơi cùng nhiều người là vui nhất, ở khu vực phía Bắc những tỉnh Hà Tây, Hà Nội trước kia còn có cả hội thả diều thi giữa các làng, các tổng, việc chuẩn bị cũng kỳ công nhưng rất náo nhiệt, thậm chí ở Trung Quốc và cả Pháp cũng có lễ hội thả diều, may mắn thay đã từng có lúc con diều Việt Nam được du lịch sang tận nước Pháp xa xôi để tham gia cuộc thi mà có lẽ giờ người ta chỉ nhắc đến trong hoài niệm.

Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê. Cánh diều cứ yên bình ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.


Mẫu 2

Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò chơi gắn liền đối với chúng ta đó là trò chơi thả diều.

Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy, vải hay bằng nilon. Nhưng được ưa chuộng nhất là nilon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú, người chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người chơi. Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với loại diều này thì chất liệu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng với gió mây thật thú vị biết nhường nào.

Thả diều là trò chơi dân gian dựa theo sức nâng của gió bởi thế để thực hiện được trò này trước tiên chúng ta cần phải chọn được địa điểm thích hợp.

Đó là một bãi đất rộng thoáng không vướng cây cối hay vật chắn nào đó xa lối đi và phải có gió nhẹ. Và chúng ta cũng đừng quên những người bạn để cùng nhau thả diều thì mới vui. Những cánh diều thi nhau bay lên không chừng sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác thăng hoa rất sảng khoái. Khi có gió thả diều thì một người cầm diều một người thả dây hoặc chúng ta có thể làm cả hai việc đó được mà không cần ai khác. Khi thả diều ta chọn đúng hướng gió, khi có gió ta ta thả diều thật nhẹ cho thật cân.

Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm.

Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, nilon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều. Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.

Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê. Cánh diều cứ yên bình ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.


Mẫu 3

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính lá sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha cha sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo –tiền.

Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta.Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng… Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét. Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"