Đoàn Giỏi là nhà văn của miền đất phương Nam. Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi đều viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống nơi đây. Nhà văn đã tái hiện thành công vẻ đẹp của vùng đất phương Nam trù phú và những người dân Nam Bộ chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng nghĩa tình.
Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương cũng góp phần quan trọng làm nên sức cuốn hút cho tác phẩm. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957).
Tác phẩm Đất rừng phương Nam với hai mươi chương, đã được chuyển thể thành phim với tên gọi “Đất rừng phương Nam”. Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng là chương 10 của tiểu thuyết.
An ngủ một giấc mở mắt ra khi nghe thấy tiếng người nói chuyện bước xuống xuồng là chú Võ Tòng đang nói chuyện với tía nuôi. An bước xuống, ở trong nhà có một con vượn, gặp chú Võ Tòng lần này An đã không còn sợ chú như trước. An hồi tưởng về cuộc đời chú. Trước đây chú cũng có vợ có gia đình hạnh phúc, vợ chú là một người phụ nữ đẹp có nhan sắc. Sau đó, vợ chú có thai thèm ăn măng chú đi lấy măng cho vợ bị tên địa chủ vu oan ăn cắp măng của nhà hắn, hắn đánh lên đầu chú, chú phản kháng. Chú chém vào mặt tên địa chủ sau đó chú đi tù 10 năm, khi ra tù vợ của chú đã làm lẽ cho tên địa chủ, đứa con trai của chú bị chết từ khi chưa biết mặt cha. Biết mọi chuyện chú kêu trời rồi bỏ đi, sau đó mọi người có làm mối cho chú nhưng chú không còn để ý đến đàn bà nữa. Ai cũng quý cái tính thật thà của chú. Đến đêm An cùng chú Võ Tòng nấu thuốc và tẩm thuốc. Hôm sau, chú Võ Tòng tạm biệt An và tía. Chú đã trao cho tía nuôi của An chiếc nỏ và ống tên thuốc để đề phòng giặc Pháp sẽ mò tới nơi…
Ngôi kể chuyện trong đoạn trích có sự thay đổi đan xen, đó là ngôi kể của nhân vật An sẽ dẫn người đọc thoe hành trình khám phá miền sông nước, khiến cho kết cấu câu chuyện trở nên chân thật hơn. Tuy nhiên trong đoạn trích tác giả đã chuyển ngôi kể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba khi nói về cuộc đời chú Võ Tòng nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung cuộc đời chú Võ Tòng. An vẫn là một đứa trẻ nếu để em kể về cuộc đời một người đã từng trải qua nhiều đau khổ như chú sẽ khiến cho ta khó hình dung được những oan trái mà chú đã phải chịu đựng. Việc biến đổi ngôi kể như vậy cũng khiến câu chuyện khách quan hơn bằng con mắt của người ngoài cuộc, khiến người đọc dễ hình dung được những đau khổ mà Võ Tòng gặp phải.
Trong đoạn trích, tác giả tập trung khắc họa vẻ đẹp con người, nhưng bên cạnh đó vẫn có những chi tiết đan xen miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên sông nước. Đặc biệt là phần cuối của trích đoạn. Trong buổi sớm mai, trước khi từ biệt chú Võ Tòng: “Bên ngoài, trời rạng dần. Đã nghe một vài tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những ngọn cây chung quanh lều”. Ta có thể hình dung ra vẻ đẹp của những ngọn cây quanh rừng trong sớm mai. Và ở đó, với những sản vật phong phú qua lời nói của chú Võ Tòng về lợn rừng chú nuôi đầy rừng. Lời nói nửa đùa nửa thật cũng giúp ta thấy được sự trù phú của thiên nhiên con người nơi đây.
Truyện kể về chuyến đi thăm người đàn ông trong rừng U Minh của nhân vật An. Qua đó, ta thêm hiểu biết về thiên nhiên, con người Nam Bộ.