Đỗ Trung Lai là một trong những nhà thơ viết nhiều cho thiếu nhi. Bài thơ Mẹ của ông được sử dụng thể thơ bốn chữ hàm súc, kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa; lời thơ dung dị, tự nhiên; biện pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách hiệu quả. Hình ảnh người mẹ đã được tác giả đối chiếu với hình ảnh cây cau. Cây cau là hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong nhiều câu chuyện dân gian, tượng trung cho tình nghĩa thủy chung của con người Việt Nam. Nó còn gắn liền với làng quê Việt Nam, các bà mẹ thường nhai trầu cau. Hình ảnh mẹ được đặt bên cạnh một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam.
Theo thời gian, cây cau ngày càng phát triển, cao lớn, xanh tốt. Nhưng thời gian cũng rất khắc nghiệt, nó làm mẹ ngày càng già đi. Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhau cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu:
Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Cau – ngọn xanh rờn Mẹ – đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao Mẹ ngày một thấp Cau gần với giời Mẹ thì gần đất! |
Khi con còn bé, mẹ bổ cau làm tư còn mẹ hiện tại: cau bổ tám mẹ còn ngại to. Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ:
Ngày con còn bé Cau mẹ bổ tư Giờ cau bổ tám Mẹ còn ngại to! |
Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.