Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, vì sao Sơn lại tặng áo cho Hiên?
- A Vì hôm đó là sinh nhật Hiên
- B Vì Hiên xin chiếc áo
- C Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên
- D Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
Đáp án : D
Ôn lại nội dung văn bản
Sơn tặng áo cho Hiên vì cậu bé thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
Ý nghĩa của biểu tượng “gió lạnh đầu mùa” là gì?
- A Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt
- B Sự lạnh lẽo của cơn gió đầu mùa
- C Sự ấm áp của tình người
- D Đáp án B và C đúng
Đáp án : D
Ôn lại nội dung văn bản
Ý nghĩa của biểu tượng “gió lạnh đầu mùa” là sự lạnh lẽo của cơn gió và sự ấm áp của tình người
Trong văn bản Con chào mào, tác giả đã suy nghĩ trong một không gian vô tăm tích, không gian này để thể hiện điều gì?
- A Sự mơ hồ, không xác định
- B Sự đẹp đẽ, trong lành
- C Sự bị động, bị dồn vào thế bí
- D Sự hạn hẹp
Đáp án : A
Ôn lại nội dung văn bản
Trong văn bản Con chào mào, tác giả đã suy nghĩ trong một không gian vô tăm tích, không gian này để thể hiện sự mơ hồ, không xác định
Đâu là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản Con chào mào?
- A Thất bại là mẹ của thành công
- B Yêu thương con người là món quà quý giá của cuộc sống
- C Yêu thiên nhiên và bảo vệ động vật
- D Gia đình là món quà quý giá của mỗi người
Đáp án : C
Ôn lại nội dung văn bản từ đó rút ra thông điệp mà tác giả gửi gắm
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản Con chào mào là: Yêu thiên nhiên và bảo vệ động vật
Nghĩa của từ “canh gà” trong bài ca dao số 1 của Chùm ca dao về quê hương đất nước là gì?
- A Chỉ ban đêm
- B Chỉ tiếng gà báo canh
- C Chỉ đặc sản bát canh gà
- D Chỉ một hành động trông coi
Đáp án : B
Ôn lại nội dung văn bản
Thời gian: canh gà => Đơn vị tính thời gian ban đêm của người xưa
Đâu là nhận xét đúng nhất về bức tranh thiên nhiên xứ Lạng trong Chùm ca dao về quê hương, đất nước?
- A Tráng lệ và hào hùng
- B Sầm uất và náo nhiệt
- C Hùng vĩ và thơ mộng
- D Kì vĩ và tráng lệ
Đáp án : C
Ôn lại nội dung văn bản
Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên xứ Lạng vừa hùng vĩ vừa thơ mộng
Từ đồng âm là gì?
- A Là từ giống nhau về nghãi nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
- B Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
- C Cả A và B đều đúng
- D Cả A và B đều sai
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm
Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
Các từ sau đây là đồng âm hay đồng nghĩa?
Bàn bạc – bàn học
Thu hoạch – mùa thu
- A Đồng nghĩa
- B Đồng âm
- C Cả A và B đều đúng
- D Cả A và B đều sai
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm
Các từ trên là từ đồng âm
Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào?
- A Thương người như thể thương thân
- B Ở hiền gặp lành
- C Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- D Uống nước nhớ nguồn
Đáp án : A
Đọc lại ý thơ và nhớ lại ý nghĩa của các câu tục ngữ đã cho
Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân
Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ nước mình là gì?
- A Yêu chuyện cổ
- B Biế tơn ông cha đời trước
- C Tự hào về quê hương, đất nước
- D Cả 3 phương án trên
Đáp án : D
Nhớ lại nội dung tư tưởng của tác phẩm
Tác phẩm đã thể hiện trực tiếp tình yêu của nhà thơ dành cho chuyện cổ, qua đó gián tiếp nói lên niềm tự hào và biết ơn của tác giả đối với cha ông, quê hương, đất nước