Trong bài Cây tre Việt Nam, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của tre?
- A Mang vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai
- B Có dáng thẳng thắn, bất khuất
- C Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người
- D Cả 3 đáp án trên
Đáp án : D
Ôn lại nội dung văn bản
Các vẻ đẹp trên đều được đề cập tới khi nhắc về cây tre
Nội dung của văn bản Cây tre Việt Nam là gì?
- A Tre có mặt ở khắp nơi, tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc
- B Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam
- C Tre gắn bó với con người và dân tộc Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai
- D Tất cả đáp án trên
Đáp án : D
Ôn lại nội dung văn bản
Nội dung của văn bản Cây tre Việt Nam là:
- Tre có mặt ở khắp nơi, tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc
- Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam
- Tre gắn bó với con người và dân tộc Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai
Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?
- A Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
- B Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
- C Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
- D Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về ẩn dụ
Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?
- A Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
- B Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
- C Gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
- D Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về hoán dụ
Hoán dụ là gợi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
Yêu cầu về nội dung khi làm một bài thơ lục bát là gì?
- A Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị… về cuộc sống
- B Thể hiện cá tính bản thân
- C Thể hiện cái nhìn độc đáo
- D Thể hiện chân thực đời sống
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về cách làm một bài thơ lục bát
Về nội dung: thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị… về cuộc sống
Khi tìm ý cho đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, em không nên làm gì?
- A Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em
- B Viết luôn các ý đã tìm thành đoạn văn hoàn chỉnh để tránh quên
- C Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng
- D Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về cách viết bài văn cảm nhận một bài thơ lục bát
Khi tìm ý cho đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, em không nên viết luôn các ý đã tìm thành đoạn văn hoàn chỉnh để tránh quên
Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?
- A Duyên dang và mềm mại
- B Dịu dàng và bình lặng
- C Rực rỡ và tráng lệ
- D Hùng vĩ và lẫm liệt
Đáp án : C
Ôn lại nội dung văn bản
Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh rực rỡ và tráng lệ
Dấu phẩy là gì?
- A Là một dấu câu được dùng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách
- B Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác hoặc được dẫn lại
- C Đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc
- D Đặt cuối câu cảm thán hoặc cầu khiến
Đáp án : A
Vận dụng lại kiến thức về dấu phẩy
Dấu phẩy là một dấu câu được dùng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách
Đâu không phải công dụng của dấu phẩy?
- A Tách cách bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau
- B Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu
- C Thông báo câu đã kết thúc
- D Tách các vế câu ghép
Đáp án : C
Vận dụng lại kiến thức về dấu phẩy
Thông báo câu đã kết thúc không phải là công dụng của dấu phẩy
Nhà thơ Nguyên Hồng thường sáng tác về đối tượng nào?
- A Trẻ em
- B Những tầng lớp người dưới đáy xã hội
- C Tầng lớp quý tộc
- D Đáp án khác
Đáp án : B
Nhớ lại kiến thức về Nguyên Hồng
Đối tượng sáng tác: những con người nhỏ bé, những lớp người dưới đáy của xã hội thành thị