Đâu là nhận xét đúng về những sáng tác của Tô Hoài?
- A Ông sáng tác rất ít nhưng đó đề là những tác phẩm tạo nên tiếng vang
- B Ông viết nhiều tác phẩm nhưng chỉ thiên về thơ
- C Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại
- D Tất cả đáp án trên
Đáp án : C
Nhớ lại thông tin tác giả Tô Hoài
Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại
Trong văn bản Hai loại khác biệt, ý nào không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?
- A Mặc quần áo quái lạ
- B Để kiểu tóc kì quặc
- C Nhào lộn trong phòng ăn trưa
- D Tụ tập chơi nhạc cụ
Đáp án : D
Nhớ lại nội dung văn bản
Tụ tập chơi nhạc cụ không phải là chi tiết được nhắc tới
Chi tiết nào thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?
- A Gọi bạn là chú mày
- B Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ
- C Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình
- D Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc
Đáp án : A
Nhớ lại văn bản và chọn đáp án đúng nhất
Dế Mèn thể hiện sự khinh thường bạn khi gọi bạn là chú mày
Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì chống trả?
- A Sơn Tinh bỏ chạy
- B Sơn Tinh dời núi, bốc đồi
- C Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời
- D Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh
Đáp án : B
Nhớ lại nội dung văn bản
Sơn Tinh bóc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ
Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Con chào mào?
- A Thất bại là mẹ của thành công
- B Yêu thương con người là món quà quý giá của cuộc sống
- C Gia đình là món quà quý giá của môi người
- D Yêu thiên nhiên và bảo vệ động vật
Đáp án : D
Từ nội dung tư tưởng, suy luận và trả lời câu hỏi
Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Con chào mào là tình yêu thiên nhiên và bảo vệ động vật
Trong văn bản Con chào mào, tác giả đã suy nghĩ trong một không gian vô tăm tích, không gian này thể hiện điều gì?
- A Sự đẹp đẽ, trong lành
- B Sự bị động, bị dồn vào thế bis
- C Sự mơ hồ, không xác định
- D Sự hạn hẹp
Đáp án : C
Nhớ lại nội dung văn bản
Không gian: vô tăm tích => sự mơ hồ, không xác định
Hai loại khác biệt được trích từ đâu?
- A Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh
- B Tạp chí sông Lam
- C Văn học và cuộc sống
- D Văn học trong nhà trường
Đáp án : A
Nhớ lại thông tin tác phẩm
Hai loại khác biệt được trích từ Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh
Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?
- A Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước
- B Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói
- C Trình bày từ khái quát đến cụ thể
- D Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói
Đáp án : B
Nhớ lại kiến thức
Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học là một việc không nên, sẽ khiến chúng ta trông mất tự tin khi thực hiện bài nói
“Em bé quẹt que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em quẹt tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế”
(Cô bé bán diêm)
- A Khao khát tình thương của bà trao cho
- B Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà
- C Muốn được trường sinh bất tử
- D Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa nào”
Đáp án : D
Đọc kĩ mộng tưởng trên và chọn đáp án phù hợp nhất
Mộng tưởng trên thể hiện khao khát muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa nào”
Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng?
- A Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc
- B Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc
- C Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời
- D Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương
Đáp án : D
Đọc kĩ và xem chi tiết nào không quan trọng thì lược bỏ
Có thể lược bỏ chi tiết Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương