Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?
- A Bóng bác cao lồng lộng
- B Người cha mái tóc bạc
- C Đốt lửa cho anh nằm
- D Chú cứ việc ngủ ngon
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về ẩn dụ
Người cha mái tóc bạc ẩn dụ hình ảnh Bác như người cha vĩ đại, thân thiết, giàu tình yêu thương
Theo truyện Cây khế, con vật gì đã giúp đỡ người em?
- A Con bò
- B Con hươu
- C Con chim
- D Con gà
Đáp án : C
Nhớ lại nội dung văn bản
Con chim đã giúp đỡ người em
Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ?
- A Mặt trời mọc ở đằng đông
- B Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó nói, trao lời khó trao
- C Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- D Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về ẩn dụ
Câu “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” ẩn dụ hình ảnh Bác như mặt trời, mang lại hạnh phúc, là nguồn sáng, soi đường dẫn lối cho vạn vật.
Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sả thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu) biểu thị điều gì?
- A Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
- B Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- C Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
- D Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về trạng ngữ
Trạng ngữ trong câu trên chỉ cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
Trong câu thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kìa/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?
- A Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- B Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
- C Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
- D Tất cả đáp án trên
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức nhân hóa
Câu ca dao trên dùng từ “thức” là từ vốn chỉ hoạt động của con người
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam ca ngợi điều gì?
- A Tình yêu thương vô điều kiện của mẹ đối với con
- B Ca ngợi sự hiếu thảo của người con
- C Ca ngợi tình cảm anh em trong gia đình
- D Ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn
Đáp án : D
Nhớ lại giá trị nội dung văn bản
Qua câu chuyện cho áo và cho vay tiền mua áo, Thạch Lam ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu của nhân dân trong lao động?
- A Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên
- B Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi
- C Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên
- D Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên
Đáp án : D
Nhớ lại nội dung văn bản
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh sự sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên
Tự sự là gì?
- A Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- B Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc
- C Cung cấp, giới thiệu… những tri thức về sự vật, hiện tượng nào đó
- D Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt
Đáp án : B
Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã hóc
Tự sự: là kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc
Ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản Xem người ta kìa?
- A Ngôi thứ nhất
- B Ngôi thứ hai
- C Ngôi thứ ba
- D Ngôi kể thay đổi linh hoạt
Đáp án : A
Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý người kể, lời kể
Văn bản sử dụng ngôi thứ nhất, người viết xưng “tôi”
Việc Thạch Sanh đem đàn ra gảy thu phục quân giặc nói lên điều gì?
- A Thạch Sanh là một nhân tài văn võ song toàn
- B Nhân dân ta thời đó rất yêu nghệ thuật
- C Khát vọng hòa bình của ông cha ta
- D Tất cả đáp án trên
Đáp án : C
Nhớ lại nhân vật và rút ra điều nhân dân gửi gắm
Việc Thạch Sanh đem đàn ra gảy thu phục quân giặc nói lên khát vọng hòa bình của ông cha ta