Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 4

2024-09-14 06:56:36

Đề thi

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.com)

Câu 1. Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào?

A. Truyện thần thoại

B. Truyện ngụ ngôn

C. Truyền thuyết

D. Truyện cổ tích

Câu 2. Trong đoạn 1 con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào?

A. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng

B. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng

C. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người

D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng

Câu 3. Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì?

A. Ra sức kéo con lừa lên

B. Động viên và trò chuyện với con lừa

C. Ông nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng

D. Ông nhờ hàng xóm cùng giúp sức kéo con lừa lên

Câu 4. Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…

A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng

C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm

D. Thể hiện sự bất ngờ

Câu 5. Vì sao bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa?

A. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức để kéo chú lừa lên

B. Vì ông không thích chú lừa

C. Ông nghĩ con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả

D. Ông không muốn mọi người phải nghe tiếng kêu la của chú lừa

Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?

A. Những nặng nhọc, mệt mỏi

B. Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống

C. Là hình ảnh lao động

D. Là sự chôn vùi, áp bức

Câu 7. Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng?

A. Ông chủ cứu chú lừa

B. Chú biết giũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi

C. Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra

D. Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra

Câu 8. Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của chú lừa?

A. Nhút nhát, sợ chết

B. Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh

C. Yếu đuối

D. Nóng vội nhưng dũng cảm

Câu 9. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa?

Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?


Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (0.5 điểm)

Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào?

A. Truyện thần thoại

B. Truyện ngụ ngôn

C. Truyền thuyết

D. Truyện cổ tích

Phương pháp:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Trong đoạn 1 con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào?

A. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng

B. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng

C. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người

D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn 1 con lừa đã rơi vào hoàn cảnh bị sẩy chân rơi xuống một cái giếng

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì?

A. Ra sức kéo con lừa lên

B. Động viên và trò chuyện với con lừa

C. Ông nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng

D. Ông nhờ hàng xóm cùng giúp sức kéo con lừa lên

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.5 điểm)

Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…

A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng

C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm

D. Thể hiện sự bất ngờ

Phương pháp:

Nhớ lại chức năng, tác dụng của dấu ba chấm

Lời giải chi tiết:

Tác dụng: Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm)

Vì sao bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa?

A. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức để kéo chú lừa lên

B. Vì ông không thích chú lừa

C. Ông nghĩ con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả

D. Ông không muốn mọi người phải nghe tiếng kêu la của chú lừa

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa vì ông nghĩ con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.5 điểm)

Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?

A. Những nặng nhọc, mệt mỏi

B. Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống

C. Là hình ảnh lao động

D. Là sự chôn vùi, áp bức

Phương pháp:

Chú ý chi tiết “xẻng đất” trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho những thử thách, khó khăn trong cuộc sống

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.5 điểm)

Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng?

A. Ông chủ cứu chú lừa

B. Chú biết giũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi

C. Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra

D. Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng vì chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra

=> Đáp án: D

Câu 8 (0.5 điểm)

Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của chú lừa?

A. Nhút nhát, sợ chết

B. Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh

C. Yếu đuối

D. Nóng vội nhưng dũng cảm

Phương pháp:

Quan sát chú lừa và cách chú lừa thoát ra khỏi giếng

Lời giải chi tiết:

Tính cách của chú lừa: Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh

=> Đáp án: B

Câu 9 (1.0 điểm)

Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa?

Phương pháp:

Quan sát hành động của chú lừa và người nông dân

Lời giải chi tiết:

- Người nông dân: Lúc đầu định giúp lừa ra khỏi giếng, nhưng sau nghĩ lừa già và cái giếng cũng cần được lấp. Vì thế, nhanh chóng buông xuôi, bỏ cuộc.

- Con lừa: Lúc đầu kêu la thảm thiết muốn thoát khỏi giếng nhưng rồi đã khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp nó thoát ra khỏi cái giếng.

Câu 10 (1.0 điểm)

Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

Phương pháp:

Từ nội dung truyện rút ra bài học mà em tâm đắc

Lời giải chi tiết:

Bài học rút ra:

VD: Trong bất cứ hoàn cảnh (khó khăn, thử thách nào trong cuộc sông), sự hi vọng, dũng cảm, nỗ lực sẽ đem đến cho chúng ta sức mạnh vì:

- Hi vọng giúp chúng ta có tinh thần lạc quan, xóa đi mệt mỏi.

- Giúp chúng ta tìm ra cách giải quyết, là động lực giúp chúng ta vượt quan những khó khăn, thử thách…

Hoặc: Sự ứng biến trong mọi hoàn cảnh…

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên

Lời giải chi tiết:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống)

- Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là tuổi trẻ. (Hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ.... Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt...; Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực...(dẫn chứng) ).

- Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán, vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn...

- Bài học rút ra: Vai trò to lớn, cần thiết, có lối sống tích cực, có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp...

- Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"