A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần đọc hiểu
a. Bài học cuộc sống
Truyện ngụ ngôn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.
- Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng văn xuôi hoặc thơ.
- Nhân vật ngụ ngôn có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa (có đặc điểm như con người)
- Truyện ngụ ngôn thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước.
b. Thế giới viễn tưởng
Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, thường có tính chất li kì. Truyện khoa học viễn tưởng sử dụng cách viết lô-gic nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai. Vì có nền tảng là các nguyên lí khoa học mới của thời hiện tại nên có những giả tưởng trong truyện khoa học viễn tưởng có thể trở thành sự thật. Truyện khoa học viễn tưởng xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào khoảng nửa sau thế kỉ XIX, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước như Mỹ, Anh, Ca-na-da, Nga và phổ biến trên toàn thế giới.
c. Trải nghiệm để trưởng thành
Mọi vấn đề của đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học,… đều có thể được nêu ra để bàn trong văn bản nghị luận. Văn bản nghị luận có giá trị phải chọn được vấn đề đáng quan tâm, có ý nghĩa với nhiều người. Trước một vấn đề, có thể có nhiều ý kiến khác nhau
d. Hòa điệu với tự nhiên
Có nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin khác nhau cho một văn bản thông tin. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả khá quen thuộc, các tác giả cũng thường chọn cách đưa ra liên tiếp nhiều góc nhìn khác nhau về sự vật, hiện tượng để độc giả nhận thấy được tính phức tạp của vấn đề được đề cập. Cũng có khi người viết lần lượt trình bày về từng bộ phận của đối tượng muốn nói đến trước khi đưa ra một thông tin hay quan điểm nhìn nhận thông tin mang tính bao trùm.
Việc chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin luôn phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được nói tới, vào mục đích viết và hiệu quả tác động đến người đọc.
2. Phần tiếng Việt
a. Tục ngữ
b. Thành ngữ
c. Nói quá
d. Dấu chấm lửng
e. Thuật ngữ
g. Cước chú
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
b. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
c. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
d. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
B. BÀI TẬP
1. Phần đọc hiểu
Văn bản Đẽo cày giữa đường
Câu 1: Truyện Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngụ ngôn
B. Truyện cười
C. Truyện cổ tích
D. Truyện truyền thuyết
Câu 2: Truyện Đẽo cày giữa đường phê phán đối tượng nào?
A. Những kẻ ham ăn lười làm
B. Những kẻ thiếu hiểu biết
C. Những kẻ không có chính kiến
D. Những kẻ tự phụ, coi thường người khác
Văn bản Ếch ngồi đáy giếng
Câu 3: Nhân vật chính trong truyện là những con vật nào sau đây?
A. Con ruồi – con ếch
B. Con trâu – con ếch
C. Con ếch – con rùa
D. Con vịt – con rùa
Câu 4: Con ếch cảm thấy thế nào khi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng?
A. Sung sướng
B. Nhàm chán
C. Phấn khích
D. Buồn bã
Văn bản Con mối và con kiến
Câu 5: Văn bản nhắc đến những loài vật nào?
A. Con mối – con kiến
B. Con mối – con rùa
C. Con ếch – con kiến
D. Con ếch – con rùa
Câu 6: Truyện phê phán đối tượng nào?
A. Những kẻ ham ăn lười làm
B. Những kẻ dốt nát
C. Những kẻ tự phụ, huênh hoang
D. Những kẻ bảo thủ, kém hiểu biết
Văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam
Câu 7: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là gì?
A. Thiên nhiên
B. Lao động sản xuất
C. Con người, xã hội
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8: Câu tục ngữ nào sau đây có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong bài ca dao của người Việt?
A. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
B. Nắng chóng mưa, trưa chóng tối
C. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
D. Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa gần tới
Văn bản Con hổ có nghĩa
Câu 9: Nhận vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?
A. Những lời đối thoại với các nhân vật khác
B. Những hành động, cử chỉ đối với các nhân vật khác
C. Những lời độc thoại, suy tư, day dứt
D. Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác
Câu 10: Nhận định nào đúng về nguyên nhân con hổ báo ơn người?
A. Vì bản chất con vật vốn lương thiện, thích giúp đỡ người
B. Vì thời buổi khó khăn, con người khó vượt qua
C. Vì con người đã cứu sống con hổ lúc nguy nan
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương
Câu 11: Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương được trích từ tác phẩm nào?
A. Đường vào trung tâm vũ trụ
B. Hai vạn dặm dưới đáy biển
C. Xưởng Sô-cô-la
D. Một ngày của Ích-chi-an
Câu 12: Truyện thể hiện khát vọng gì của tác giả nói riêng, của con người nói chung
A. Khát vọng chinh phục đại dương
B. Khát vọng chinh phục lòng trái đất
C. Khát vọng chinh phục vũ trụ
D. Khát vọng chinh phục khu rừng kì bí
Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ
Câu 13: Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ do ai sáng tác?
A. Hà Thủy Nguyên
B. Nguyên Hồng
C. Nguyễn Thế Hoàng Linh
D. Vũ Bằng
Câu 14: Đoạn trích Đường vào trung tâm vũ trụ nằm ở chương mấy của tiểu thuyết Thiên mã?
A. Chương 4
B. Chương 3
C. Chương 2
D. Chương 1
Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh
Câu 15: Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh do ai sáng tác?
A. Nhật Văn
B. Hà Thủy Nguyên
C. Vũ Bằng
D. Y Phương
Câu 16: Hồ Khanh phát hiện ra hang Sơn Đoòng năm bao nhiêu?
A. 1988
B. 1989
C. 1987
D. 1986
Văn bản Bản đồ dẫn đường
Câu 17: Văn bản Bản đồ dẫn đường do ai sáng tác?
A. En-đi Uya
B. Hê-minh-uê
C. Đa-ni-en Gôt-li-ép
D. Giuyn Véc-nơ
Câu 18: Văn bản được trích từ tác phẩm nào?
A. Tiếng nói của xung đột
B. Những bức thư gửi cháu Sam
C. Tiếng nói trong gia đình
D. Học từ trái tim
Văn bản Hãy cầm lấy và đọc
Câu 19: Văn bản thuộc thể loại gì?
A. Tiểu thuyết
B. Bút kí
C. Thơ ca
D. Nhật dụng
Câu 20: Thông điệp của văn bản là gì?
A. Hãy học cách phòng tránh đuối nước
B. Hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách
C. Hãy học cách đọc sách hiệu quả
D. Hãy trồng cây bảo vệ môi trường
Văn bản Nói với con
Câu 21: Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Nói với con?
A. Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người
B. Là lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này của nhà thơ đối với quê hương
C. Là tiếng nói thiết tha của người con đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời
D. Bài thơ mang đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ dành cho quê hương
Câu 22: Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng chỉ đối tượng nào?
A. Những người sống cùng miền đất, quê hương
B. Những người ở cùng làng
C. Những người cùng nhà
D. Những người cùng thôn, xã
Văn bản Thủy Tiên tháng Một
Câu 23: Văn bản Thủy tiên tháng Một nói về nội dung gì?
A. Thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất
B. Vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết
C. Về vẻ đẹp của hoa thủy tiên
D. A và B đúng
Câu 24: Theo tác giả, khi làm thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất cũng làm thay đổi điều gì?
A. Hướng gió
B. Hướng sông chảy
C. Bề mặt đất liền
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô
Câu 25: Văn bản thuộc thể loại gì?
A. Thông tin
B. Nghị luận
C. Thơ
D. Ca dao
Câu 26: Bên cạnh lễ rửa làng độc đáo, thú vị thì người Lô Lô còn có những lễ tiêu biểu gì?
A. Lễ nhảy cây
B. Lễ cầu mưa
C. Lễ thờ thần đá
D. Tất cả đáp án trến
Văn bản Bản tin về hoa anh đào
Câu 27: Văn bản Bản tin về hoa anh đào được trích từ đâu?
A. Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách
B. Đường vào trung tâm vũ trụ
C. Hai vạn dặm dưới đáy biển
D. Dấu ấn Hồ Khanh
Câu 28: Theo tác giả, điều mà anh đáng phục nhất ở người bạn của mình nằm ở đâu?
A. Nơi những bản tin nhỏ về hoa anh đào đều dặn xuất hiện hằng năm khi Đà Lạt giao mùa đông - xuân
B. Những loạt phóng sự điều tra gay cấn
C. Những kí sự đường xa đầy phiêu lưu
D. Những tiếng nói phản biện xã hội từ hiện trường đời sống
2. Phần tiếng Việt
a. Tục ngữ
Câu 1: Tục ngữ là gì?
A. Là những cụm từ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao
B. Là cách nói phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
C. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người
D. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo lé nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự
Câu 2: Về nội dung, tục ngữ thể hiện điều gì?
A. Những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội
B. Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí
C. Những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ người mồ côi, người em út… và cả những câu chuyện về các con vật nói năng và hoạt động như con người
D. Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng
b. Thành ngữ
Câu 3: Thành ngữ là gì?
A. Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
B. Là những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
C. Là những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Phụ ngữ
D. Tất cả đáp án trên
c. Nói quá
Câu 5: Nói quá là gì?
A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến
B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau
C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác
Câu 6: Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?
A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
B. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
C. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc
D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói
d. Dấu chấm lửng
Câu 7: Dòng nào sau đây không phải là công dụng của dấu chấm lửng?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật
C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
Câu 8: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?
Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…
A. Tỏ ý ngập ngừng
B. Tỏ ý thông cảm
C. Tỏ ý hài hước
D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát
e. Biện pháp liên kết
Câu 9: Các phép liên kết chủ yếu được học là?
A. Phép nối, phép lặp
B. Phép liên tưởng, trái nghĩa
C. Phép thế
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.
A. Phép lặp từ ngữ
B. Phép trái nghĩa
C. Phép đồng nghĩa
D. Phép thế
Câu 11: Phép nối là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:
A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.
B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
C. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
D. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
Câu 12: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?
A. Cái này, điều ấy, việc đó, hắn, họ, nó…
B. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…
C. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…
D. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…
Câu 13: Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:
A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
C. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
D. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Câu 14: Các phép liên kết chủ yếu được học là?
A. Phép nối, phép lặp
B. Phép liên tưởng, trái nghĩa
C. Phép thế
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Phép liên tưởng là gì?
A. Là sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến, suy luận ra theo một hướng nào đó và nó xuất phát từ những từ ngữ ban đầu
B. Là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
C. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
D. Tất cả đáp án trên
Câu 16: Phép liên tưởng có bao nhiêu loại?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
f. Thuật ngữ
Câu 17: Thuật ngữ là gì?
A. Là từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận
B. Là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn
C. Là một hình thức tu từ có đặc điểm: thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp
D. Là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn,… được dùng trong từng trang văn bản, đặt ở chân trang
Câu 18: Đặc điểm của thuật ngữ là gì?
A. Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ
B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm
C. Dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ
D. A và B dúng
g. Cước chú
Câu 19: Cước chú là gì?
A. Là một đoạn chú thích đặt ở đầu trang trong một quyển sách hoặc một văn bản
B. Là một đoạn chú thích đặt ở giữa trang trong một quyển sách hoặc một văn bản
C. Là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản
D. Là một đoạn chú thích đặt ở trang cuối cùng của quyển sách hoặc văn bản
Câu 20: Cước chú dùng để làm gì?
A. Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
B. Đưa ra một giải thích có thể gây mất tập trung cho người đọc
C. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
D. Ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
Đề 1. Trình bày ý kiến của em về vấn đề Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ.
Đề 2. Trình bày ý kiến của em về 2 câu nói Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn. Câu nào là chân lý?
b. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Đề 1. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Ngô Quyền
Đề 2. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt
c. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
Đề 1. Có ý kiến cho rằng: con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến này
Đề 2. Có ý kiến cho rằng: việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến này.
d. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Đề 1. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi cướp cờ
Đề 2. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi thi thổi cơm
C. LỜI GIẢI CHI TIẾT
1. Phần đọc hiểu
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
A | C | C | A | A | A | D | C | B | C | B | A | A | C | A | B | C | B | D | B | B | A |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
D | A | A | D | A | A |
2. Phần tiếng Việt
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | A | D | C | B | B | A | D | A | B | A | B | D | A | C | A | D | C | B |
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
Đề 1. Trình bày ý kiến của em về vấn đề Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
a. Giải thích:
- Thành công: đạt được những kết quả theo ý muốn, công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Thất bại: những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống.
- Trải nghiệm bổ ích: những trải nghiệm đem lại ích lợi cho cuộc sống của con người.
- Tiến bộ: phát triển nhờ theo hướng đi lên, tốt hơn.
à Vấn đề đặt ra: thành công – những kết quả như mong muốn hay thất bại – những lần vấp ngã mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người đi lên, tốt hơn.
b. Bình luận
* Vai trò của thành công đối với sự tiến bộ của con người
- Thành công chính là mục đích để con người hướng tới/ vươn đến và đạt được.
- Để thành công, con người cần sự học hỏi, nỗ lực không ngừng. Đây chính là những trải nghiệm bổ ích.
- Dẫn chứng:
+ Francis Hùng.
+ Thành công của Edison khi phát minh ra bóng điện đã giúp cho loài người được “thắp sáng” – trở nên tiến bộ.
+ Thành công của Nguyễn Du trong Truyện Kiều không chỉ cho thấy sự phát triển về nghệ thuật của riêng ông mà là của cả một thời đại cũng như của Việt Nam cho đến ngày nay.
* Vai trò của thất bại đối với sự tiến bộ của con người
- Thất bại có vai trò đối với sự tiến bộ của con người nhưng phải đi kèm điều kiện: học được những bài học, kinh nghiệm từ sự vấp ngã à Có ích cho sự tiến bộ của bản thân và đến gần với thành công hơn.
- Lẽ thường, người ta vẫn hay cho rằng thất bại đối lập với thành công.
- Thực tế, thất bại không những đối lập với thành công, mà thất bại còn là… “mẹ thành công”.
- Dẫn chứng:
+ Những lần thất bại trước khi Edison thành công với bóng đèn điện.
+ Sự thất bại của Windows Vista để dẫn đến sự thành công của Windows 7.
* Thành công hay thất bại không quan trọng bằng thái độ của con người đối với trải nghiệm đó
- Nếu thành công mà ngủ quên trong chiến thắng, ắt sẽ thất bại à trải nghiệm không thật sự bổ ích.
- Nếu thất bại mà vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, rồi thành công cũng sẽ tới à trải nghiệm bổ ích.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
- Liên hệ bản thân, đời sống.
Đề 2. Trình bày ý kiến của em về 2 câu nói Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn. Câu nào là chân lý?
1. Mở bài
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài
a. Giải thích câu: “không thầy đố mày làm nên”
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
b. Giải thích câu: “học thầy không tày học bạn”
- “Không tày”: không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
c. Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài
- Muốn giỏi thì pahir học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.
b. Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Đề 1. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Ngô Quyền
1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật lịch sử mà em muốn kể lại: Ngô Quyền
2. Thân bài: Kể lại sự việc liên quan đến Ngô Quyền mà em biết theo trình tự hợp lý:
- Ngô Quyền sớm bộc lộ tài trí, võ nghệ hơn người cùng khả năng lãnh đạo sáng suốt, tài tình
- Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ tin tưởng, giao quyền cai trị một vùng đất rộng lớn
- Kiều Công Tiễn lén ám sát Dương Đình Nghệ, cho người sang cầu cứu phương Bắc, tạo cơ hội cho quân Nam Hán xâm lược nước ta
- Ngô Quyền vô cùng căm phẫn Kiều Công Tiễn nên liền lãnh quân đến giết kẻ phản bội để trả thù
- Ngô Quyền tiếp tục ổn định binh lính, rồi hành quân về phía biên giới đón đầu quân Nam Hán
- Ngô Quyền cho dựng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, lợi dụng thủy triều lên xuống để che giấu, rồi bày trận giả thua và dụ địch vào
- Sau trận Bạch Đằng lẫy lừng, quân Nam Hán bị đánh tan tác, tháo chạy về nước
- Ngô Quyền lên ngôi vua, chính thức mở ra triều đại độc lập, hòa bình sau hơn 1000 năm bị đô hộ cho nước ta
3. Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người anh hùng lịch sử Ngô Quyền
- Ý nghĩa, vai trò lịch sử của Ngô Quyền đối với đất nước Việt Nam
Đề 2. Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt
1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật lịch sử mà em muốn kể lại: Lý Thường Kiệt
2. Thân bài: Kể lại các sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt theo trình tự hợp lí:
- Lý Thường Kiệt là một vị quan dưới thời nhà Lý, được nhà vua hết sức tin tưởng
- Lý Thường Kiệt không chỉ thông minh, tài trí mà còn dũng mãnh, giỏi binh thư, nên khi có chiến tranh, ông được giao quyền nắm đại quân bảo vệ đất nước
- Năm 1069, Lý Thường Kiệt được phong làm Đại Tướng, lãnh đạo binh lính chống lại đại quân Chăm Pa đang lăm le xâm lược
- Lý Thường Kiệt không chỉ đánh tan quân xâm lược, mà còn đánh thẳng vào kinh thành Chăm Pa, bắt vua Chăm Pa đưa về Thăng Long
- Sau đó Chăm Pa phải dâng đất để chuộc tội, không bao giờ dám làm loạn nữa
- Từ đó, Lý Thường Kiệt được phong làm Thái Úy, đứng đầu toàn quân đội
- Ít lâu sau, quân Tống ở phương Bắc lén đưa quân vào nước ta từ đường Thủy để phối hợp với quân bộ chờ sẵn ở biên giới
- Lý Thường Kiệt đã phát hiện ra và chủ động đem quân nghênh chiến
- Lý Thường Kiệt xây dựng chiến tuyến ở bờ sông Như Nguyệt, ngày đánh giặc, tối đến cho người giả vờ bị thần nhập đọc bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, khiến quân giặc hoảng sợ khiếp vía
- Cuối cùng, Lý Thường Kiệt chủ động đến gặp tướng giặc, thương thảo điều kiện cho chúng chủ động rút khỏi nước ta
- Từ đó, tài mưu lược của Lý Thường Kiệt được khẳng định, ngày càng được nhà vua và dân chúng tin tưởng
3. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt
c. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
Đề 1. Có ý kiến cho rằng: con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến này
Bài tham khảo: Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.
Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…
Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.
Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.
Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.
Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.
Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.
Đề 2. Có ý kiến cho rằng: việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến này.
Bài tham khảo:
Giữ gìn sự sạch đẹp cho nơi mình ở là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Theo ý kiến của bản thân, tôi cảm thấy quan điểm này rất sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức con người và xã hội.
Đầu tiên, gìn giữ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải riêng ai. Trường học được coi như "ngôi nhà thứ hai" của học sinh. Vậy, với tư cách một thành viên trong "ngôi nhà" ấy, mỗi chúng ta cần biết tự dọn dẹp, làm sạch không gian sống của "gia đình" mình. Học sinh cũng được dạy dỗ, rèn luyện cho từ nhỏ về thói quen làm sạch nơi ở. Điều này có trong cả lời Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: "Giữ gìn vệ sinh thật tốt". Ngoài ra, việc dọn dẹp vệ sinh còn mang đến sự phát triển tích cực cho người học. Nó sẽ giúp người trẻ rèn luyện thói quen dọn dẹp, từ đó nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cá nhân. Qua những buổi tổng vệ sinh được tổ chức, các học sinh còn có thể nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Việc suy nghĩ rằng trách nhiệm vệ sinh trường học chỉ thuộc về những người lao công đã gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Nó tạo ra thói quen ỷ lại cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Họ cho rằng việc vệ sinh là nhiệm vụ của người khác, từ đó thản nhiên bày bừa, xả rác mà không chịu dọn dẹp. Nếu cứ tiếp tục suy nghĩ ấy, con người sẽ dần trở nên lười biếng, phụ thuộc, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển của xã hội.
Để hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực mà quan điểm trên mang lại, chúng ta rất cần có những giải pháp triệt để. Đầu tiên, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện ý thức cho bản thân. Trong một môi trường chung, nếu ai cũng nghĩ dọn dẹp không phải việc của mình thì sẽ chẳng có người nào chịu đứng lên hành động. Sự giáo dục và định hướng sớm của gia đình và trường học cũng là yếu tố quan trọng giúp cho con người hoàn thiện về nhận thức. Hãy cùng chung tay, chung sức phát triển cộng đồng, loại bỏ những quan điểm, định kiến tiêu cực, phiến diện.
Việc vệ sinh trường học nói riêng và giữ gìn môi trường sống nói chung là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người. Mỗi cá nhân hãy tự nâng cao ý thức bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội văn minh, phát triển.
d. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Đề 1. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi cướp cờ
1. Mở bài
Giới thiệu trò chơi sẽ thuyết minh: trò chơi cướp cờ.
2. Thân bài
- Giới thiệu khái quát về trò chơi hay hoạt động: không gian, thời gian…
- Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của trò chơi theo một trật tự nhất định:
+ Đối tượng tham gia trò chơi gồm bao nhiêu người?
+Trò chơi cần phải tuân thủ những quy tắc, luật lệ gì?
+ Giá trị, ý nghĩa của trò chơi?
3. Kết bài
Nêu giá trị và ý nghĩa của trò chơi cướp cờ.
Đề 2. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi thi thổi cơm
1. Mở bài
Nêu được lí do, giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Thi nấu cơm
2. Thân bài
- Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào?
Địa điểm tổ chức lý tưởng sẽ là những khu vực rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ như sân nhà, sân trường, sân nhà văn hóa hay bãi cỏ. Thường vào các mùa lễ hội.
- Hoạt động hay trò chơi đó dành cho lứa tuổi nào?
Thường dành cho người lớn tuổi
- Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó.
Không chỉ đơn thuần là một trò chơi có tính giải trí cao, thi nấu cơm còn phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa, từ đó giúp con, đặc biệt là các em nhỏ ý thức được việc tôn trọng từng hạt cơm mà trẻ được ăn hằng ngày.
- Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao?
Cách chơi
+ Tập chơi tất cả người chơi rồi chia thành từng đội, mỗi đội có ít nhất 2 – 4 bạn (nam nữ bằng nhau)
+ Địa điểm tổ chức lý tưởng sẽ là những khu vực rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ như sân nhà, sân trường, sân nhà văn hóa hay bãi cỏ
+ Tùy theo hình thức thi nấu cơm, mỗi đội chuẩn bị một khúc cây dài 3m làm đòn gánh, một đoạn dây thép để làm giá (giống quang gánh) để treo nồi nấu cơm (nếu nồi có quai treo thì không cần làm giá)
+ Kẻ trên hai đầu sân chơi vạch xuất phát và vạch đích đến
+ Thông báo thể lệ trò chơi, thời gian quy định, đánh số thứ tự từng đội chơi, kiểm tra số người chơi của từng đội, và công tác chuẩn bị của các đội
+ Cấp vật liệu nấu cơm cho các đội thi: Mỗi đội được cấp 1 nồi nấu cơm, 1 lon gạo, 1 lít nước, 2 – 3 cây củi hoặc tre nứa chẻ nhỏ rồi nhóm thành từng bó (dài 0,5m đường kính 1,5-2m), 2 cây diêm, giấy mồi lửa
+ Tất cả đội chơi tập trung các đội tại vạch xuất phát, hoặc địa điểm quy định
Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm
+ Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm
+ Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giá nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc
+ Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.
+ Bước 3, nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần
Có 2 cách thi nấu cơm như sau:
+ Bịt mắt nấu cơm: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, hai người chơi một người bịt mắt, một người bị buộc hai tay vào nhau. Người buộc tay phải ngồi một chỗ và điều khiển người bịt mắt thực hiện các thao tác nấu cơm bằng lời nói.
+ Vừa đi vừa nấu cơm: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, đội chơi vừa đi vừa thực hiện các thao tác vo gạo, nhóm lửa, treo nồi nấu cơm. Phân công hai bạn khiêng nồi một người nấu cơm, một người cầm củi.
- Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì?
Trò chơi này còn giúp người chơi rèn luyện được sự khéo léo và kỹ năng ứng xử nhanh nhẹn trong mọi tình huống, hỗ trợ các con tốt hơn trong quá trình phát triển thể chất lẫn trí tuệ
3. Kết bài
Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống: Giữ gìn và phát huy nền văn minh lúa nước.