Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 6

2024-09-14 06:57:07
Câu 1 :

Chị sẽ gọi em bằng tên là văn bản thuộc thể loại gì?

  • A
    Tiểu thuyết
  • B
    Truyện ngắn
  • C
    Kịch bản
  • D
    Thơ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại đặc trưng thể loại của văn bản

Lời giải chi tiết :

Chị sẽ gọi em bằng tên là văn bản thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 2 :

Trong Sự tích Hồ Gươm, Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nào?

  • A
    Nhiều kẻ thù xâm lược nước ta
  • B
    Nước ta đang trên đà lớn mạnh
  • C
    Nước ta mở mang bờ cõi
  • D
    Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung, hoàn cảnh lịch sử của văn bản

Lời giải chi tiết :

Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu

Câu 3 :

Trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy, nhà vua đưa ra hình thức nào để chọn người nổi ngôi?

  • A
    Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi
  • B
    Thi bắn cung
  • C
    Thi săn thú
  • D
    Thi bắn cung

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhà vua truyền răng: “… Năm nay nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, co Tiên vương chứng giám”

Câu 4 :

Xác định nội dung chính của đoạn văn sau:

  Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xổ ra sủa ầm ĩ.

(Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh)

  • A
    Giới thiệu về chú dế lửa
  • B
    Giới thiệu về gia cảnh của nhân vật “tôi”
  • C
    Giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”
  • D
    Giới thiệu về bạn bè của nhân vật “tôi”

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”

Câu 5 :

Khi giới thiệu về nhân vật Sọ Dừa lúc mới ra đời, tác giả dân gian sử dụng phương thức biểu đạt gì?

  • A
    Miêu tả
  • B
    Thuyết minh
  • C
    Tự sự
  • D
    Tự sự và miêu tả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu, lời kể

Lời giải chi tiết :

Tác giả dân gian vừa kể vừa miêu tả về sự ra đời của Sọ Dừa

Câu 6 :

Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?

  • A
    Sức mạnh của thần linh
  • B
    Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân
  • C
    Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm
  • D
    Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản rút ra ý nghĩa tượng trưng

Lời giải chi tiết :

Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Câu 7 :

Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

  Tôi hỏi mùa hè của em thế nào, kiểu xe yêu thích của em là gì và em có dự định gì cho tương lai. Câu trả lời của em tuy hơi nhàm chán nhưng tôi vẫn lắng nghe chăm chú. Hóa ra tôi có một đứa em mê xe Ca-đi-lắc (Cadillac), em lại dẫn chứng nhóm “E-rô-xơ-mít” (Aerosmith) – một ban nhạc Rock. Lần đầu tiên, tôi nhận ra em trai mình là một người đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.

(Chị sẽ gọi em bằng tên – Jack Canfield & Mark Victor Hansen)

  • A
    Cuộc trò chuyện thân mật giữa hai chị em
  • B
    Suy ngẫm của cha mẹ về hai chị em
  • C
    Sự đụng độ căng thẳng giữa hai chị em
  • D
    Cuộc dạo chơi của hai chị em

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích nói về cuộc trò chuyện thân mật giữa hai chị em

Câu 8 :

Trong truyện Em bé thông minh¸ vì sao em bé được hưởng vinh hoa?

  • A
    Nhờ sự trợ giúp của thần linh
  • B
    Nhờ may mắn và tinh ranh
  • C
    Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân
  • D
    Nhờ được nhà vua yêu mến

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Em bé thông minh được hưởng vinh hoa nhờ sự thông minh và kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

Câu 9 :

Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A
    Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp
  • B
    Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
  • C
    Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau
  • D
    Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại cấu trúc bài thơ

Lời giải chi tiết :

Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau

Câu 10 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào” ?

  • A
    Khi ấy
  • B
    Dần đi ở từ năm chửa mười hai
  • C
    Đầu nó còn để trái đào
  • D
    Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về trạng ngữ

Lời giải chi tiết :

Khi ấy chính là trạng ngữ của câu

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"