Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 9

2024-09-14 06:57:07
Câu 1 :

Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy là gì?

  • A
    Phản ánh những thành tựu trong nền nông nghiệp
  • B
    Thể hiện sự kính trọng với tổ tiên
  • C
    Ca ngợi tinh thần lao động của nhân dân
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bánh chưng, bánh giầy có rất nhiều ý nghĩa

Câu 2 :

Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây:

   Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì

  • A
    Giới thiệu hai câu tục ngữ
  • B
    Khẳng định tầm quan trọng của học thầy
  • C
    Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ
  • D
    Khẳng định tầm quan trọng của học bạn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích khẳng định tầm quan trọng của học thầy

Câu 3 :

Nội dung chính của bài thơ Việt Nam quê hương ta?

  • A
    Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước
  • B
    Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc
  • C
    Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sụ gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước
  • D
    Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu chuyện cổ tích Việt Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước

Câu 4 :

Trong văn bản Tuổi thơ tôi, cảm xúc của các bạn cùng lớp trong câu chuyện chọc ghẹo Lợi diễn biến như thế nào?

  • A
    Từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối
  • B
    Từ ghen ghét, khó chịu đến vui sướng, hả hê
  • C
    Từ tức giận đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối
  • D
    Từ nặng lòng, hối hận, tiếc nuối đến hả hê, vui sướng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của đám bạn: từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nưới

Câu 5 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A
    Tương thân tương ái
  • B
    Yêu nước
  • C
    Đoàn kết
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem xét chi tiết ấy thể hiện phẩm chất đáng quý nào

Lời giải chi tiết :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta

Câu 6 :

Sự tích Hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A
    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)
  • B
    Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn
  • C
    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407 – 1427)
  • D
    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại hoàn cảnh lịch sử của văn bản

Lời giải chi tiết :

Sự tích Hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407 – 1427)

Câu 7 :

Truyện Thánh Gióng là tác phẩm nói về đề tài gì?

  • A
    Chống giặc ngoại xâm
  • B
    Người nông dân
  • C
    Người trí thức
  • D
    Vẻ đẹp đất nước

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản rút ra đề tài

Lời giải chi tiết :

Truyện nói về đề tài chống giặc ngoại xâm

Câu 8 :

Điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

“Qúa trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và (…), (…)”

  • A
    đáng yêu, đáng mến
  • B
    anh hùng, dũng mãnh
  • C
    nên thơ, nên họa
  • D
    dũng cảm, yêu nước

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Qúa trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên họa

Câu 9 :

Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, thử thách lấy lửa trên cây chuối đòi hỏi điều gì từ người tham gia?

  • A
    Sự thông minh
  • B
    Sự khéo léo
  • C
    Sự khỏe mạnh
  • D
    Sự chăm chỉ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại phần diễn biến hội thi, chú ý mục “Lấy lửa”

Lời giải chi tiết :

Việc trèo lên cây chuối đã bôi mỡ là việc khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người chơi

Câu 10 :

Tình cảm của tác giả được thể hiện qua tác phẩm Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân?

  • A
    Lòng biết ơn và ý thức gìn giữ những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc
  • B
    Sự tiếc nuối đối với những vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc đã phai một
  • C
    Tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"