Cho các từ: pa-ra-pôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
- A Từ mượn tiếng Anh
- B Từ mượn tiếng Pháp
- C Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
- D Từ mượn tiếng Ấn Độ
Đáp án : A
Đọc kĩ các từ ngữ và chọn đáp án đúng
Các từ: pa-ra-pôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước Anh
Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ?
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]
(Vũ Bằng)
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít
(Vũ Tú Nam)
c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân
(Vũ Bằng)
d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu
(Võ Quảng)
- A Câu a
- B Câu b
- C Câu c
- D Câu d
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về trạng ngữ
Câu b là câu có trạng ngữ “mùa xuân”
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là:
- A Đọc thuộc lòng bài thơ lục bát mình tự sáng tác
- B Trình bày bài thơ lục bát trong sách giáo khoa
- C Dùng lời văn để trình bày cảm xúc của mình về bài thơ lục bát
- D Dùng ngôn ngữ nói của mình để trình bày lại cảm xúc về bài thơ lục bát mà mình đã viết trước đó
Đáp án : D
Vận dụng lại kiến thức về trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là dùng ngôn ngữ nói của mình để trình bày lại bài viết cảm xúc về bài thơ lục bát mà mình đã viết trước đó
Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?
- A Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con
- B Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con
- C Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha
- D Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con
Đáp án : A
Nhớ lại nội dung bài thơ
Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con
Tại sao khẳng định Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết?
- A Kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa
- B Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng của tác giả
- C Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử
- D Ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức truyền thuyết
Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử
Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ đâu?
- A Hành động của nhân vật
- B Ngôn ngữ của nhân vật
- C Tình huống truyện
- D Lời kể của truyện
Đáp án : C
Nhớ lại nội dung văn bản
Sức hấp của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ tình huống truyện
Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề?
- A Cầm bài viết đã chuẩn bị để đặt trước
- B Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp
- C Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo
- D Ghi âm sẵn bài nói
Đáp án : B
Nhớ lại kiến thức
Lưu ý: trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp
Trong truyện Bánh chưng, bánh giày, vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ?
- A Tuy là con vua, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chàng chăm chỉ, sống cuộc sống như dan thường, biết quý trọng lao động
- B Lang Liêu so với các anh em khác chịu thiệt thòi
- C Chỉ mình chàng mới hiểu được ý của thần
- D Vì chàng là vị hoàng tử trẻ nhất
Đáp án : A
Nhớ lại nội dung truyện và chi tiết Lang Liêu mộng thấy vị thần
Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi, mẹ mất sớm, chàng rời cung ra ngoài chăm chỉ lao động như người thường
Nội dung chính của bài thơ Hòa bìm là gì?
- A Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước
- B Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước
- C Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam
- D Bức tranh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động. Bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả với quê hương
Đáp án : D
Nhớ lại nội dung văn bản
Nội dung chính: Bài thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động và bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả với quê hương
Trong văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, lễ dâng hương ở đầu hội thi thể hiện điều gì?
- A Sự mê tín của người dân
- B Sự khéo léo của dân làng
- C Sự biết ơn của dân làng dành cho các bị thánh thần
- D Tỉnh yêu của người dân đối với cuộc sống
Đáp án : C
Nhớ lại phần diễn biến hội thi, chú ý mục “Lễ dâng hương”
Lễ dâng hương nhằm mục đích tưởng nhớ vị thánh hoàng làng có công cứu dân, độ quốc