Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 7

2024-09-14 06:57:17

Đề thi

I. Đọc hiểu (4đ)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

THÁNG BA – Hoàng Vân

Tháng ba mùa giáp hạt

Đến rong rêu cũng gầy

Mẹ bưng rá vay gạo

Cha héo hắt đường cày

Áo nâu may dịp tết

Bây giờ mực tím dây

Bần (1) dưới sông ăn đỡ

Khoai mậm (2) non cả ngày

Tháng ba mưa dầm đất

Rét Nàng Bân tím trời

Kéo cảnh vun lửa đốt

Trẻ và trâu cùng cười

Tháng ba, tháng ba ơi !

Mùa xa...ngày thơ dại

Lúa lên xanh ngoài bãi

Sữa ướp đòng (3) sinh đôi

Chú thích:

1. Bần: 1 loại cây ở vùng ven sông nước mặn cho quả ăn được.

2. Khoai mậm: khoai sót lại ngoài đồng sau thu hoạch, đã lên mầm.

3. Sữa ướp đòng: Thời kỳ đòng ngậm sữa, còn gọi là lúa ngậm sữa.

(http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/po/c58/n29951/Trang-tho-Thieu-nhi-02-2021.html)

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?

A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.

B. Thể thơ năm chữ, vì tất cả các dòng đều có năm chữ.

C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng.

D. Không xác định được thể thơ.

Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ và dấu hiệu nhận biết.

A. Người mẹ, có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo.

B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi.

C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt.

D. Cuộc sống đói nghèo, vì phải ăn bần, ăn khoai mậm.

Câu 3: Xác định ngắt nhịp (chính) của của bài thơ?

A. Nhịp 3/2 và 2/3.

B. Nhịp 1/4 và 4/1.

C. Nhịp linh hoạt.

D. Khó xác định.

Câu 4: Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?

A. Vần lưng.

B. Vần cách.

C. Vẫn liền.

D. Linh hoạt, đa dạng.

Câu 5: Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?

A. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ.

B. Mùa xuân đi chơi không làm.

C. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ).

D. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm.

Câu 6: Nội dung khổ thơ thứ nhất?

A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba.

B. Mẹ di vay gạo nấu cơm.

C. Cha cày đồng mệt mỏi.

D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt.

Câu 7: Dòng nào KHÔNG nói lên nội dung của khổ 2?

A. Tuổi thơ đói nghèo trong mùa giáp hạt.

B. Áo mới từ tết đã cũ.

C. Nghịch ngợm với trái bần, khoai sót.

D. Kiếm củ quả dại, sót lại ăn đỡ đói.

Câu 8: Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào?

A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy.

B. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười.

C. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây.

D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi.

Câu 9: Xác định câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa. Thủ pháp nghệ thuật ấy đã thể hiện được điều gì (1đ)

Câu 10: Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài. Phân tích làm rõ hiệu quả thẩm mỹ trong sự tương phản đó (1đ)

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1: Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt? Em đã từng trải qua cái đói bao giờ chưa, nếu có tâm trạng lúc đó thế nào? (2đ)

Câu 2: Theo em, khi cuộc sống buộc ta phải đối mặt với khó khăn, chúng ta cần làm gì để vượt qua những khó khăn đó (trả lời bằng bài văn dài 1 – 1,5 trang giấy) (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5

(0.25đ)

Câu 6

(0.25đ)

Câu 7

(0.25đ)

Câu 8

(0.25đ)

B

C

A

B

A

D

C

B

 

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?

A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.

B. Thể thơ năm chữ, vì tất cả các dòng đều có năm chữ.

C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng.

D. Không xác định được thể thơ.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức dấu hiệu nhận biết về thể thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ thuộc thể thơ năm chữ, vì tất cả các dòng đều có năm chữ

→ Đáp án: B

 

Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ và dấu hiệu nhận biết.

A. Người mẹ, có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo.

B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi.

C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt.

D. Cuộc sống đói nghèo, vì phải ăn bần, ăn khoai mậm.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ và rút ra nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính: Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt.

→ Đáp án: C

Câu 3: Xác định ngắt nhịp (chính) của của bài thơ?

A. Nhịp 3/2 và 2/3.

B. Nhịp 1/4 và 4/1.

C. Nhịp linh hoạt.

D. Khó xác định.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Cách ngắt nhịp của bài thơ: Nhịp 3/2 và 2/3

Tháng ba/mùa giáp hạt

Đến rong rêu/ cũng gầy

→ Đáp án: A

Câu 4Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?

A. Vần lưng.

B. Vần cách.

C. Vẫn liền.

D. Linh hoạt, đa dạng.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý cách gieo vần

Lời giải chi tiết:

Cách gieo vần được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ là vần cách

Cha héo hắt đường cày

…….

Khoai mậm non cả ngày

→ Đáp án: B

Câu 5: Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?

A. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ.

B. Mùa xuân đi chơi không làm.

C. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ).

D. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Tháng ba mùa giáp hạt thường khốn khó vì: Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch

→ Đáp án: A

Câu 6: Nội dung khổ thơ thứ nhất?

A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba.

B. Mẹ di vay gạo nấu cơm.

C. Cha cày đồng mệt mỏi.

D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt.

Phương pháp:

Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất và rút ra nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính khổ 1: Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt

→ Đáp án: D

Câu 7: Dòng nào KHÔNG nói lên nội dung của khổ 2?

A. Tuổi thơ đói nghèo trong mùa giáp hạt.

B. Áo mới từ tết đã cũ.

C. Nghịch ngợm với trái bần, khoai sót.

D. Kiếm củ quả dại, sót lại ăn đỡ đói.

Phương pháp:

Đọc kĩ khổ 2

Sử dụng phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết:

Nội dung không phải của khổ 2: Nghịch ngợm với trái bần, khoai sót

→ Đáp án: C

Câu 8: Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng

thơ nào?

A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy.

B. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười.

C. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây.

D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý các hình ảnh thể hiện tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh trong khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười.

→ Đáp án: B

Câu 9: Xác định câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa. Thủ pháp nghệ thuật ấy đã thể hiện được điều gì (1đ)

Phương pháp

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về nghệ thuật nhân hóa

Lời giải chi tiết

- Câu thơ: Đến rong rêu cũng gầy/ Trẻ và trâu cùng cười

- Nghệ thuật đã thể hiện được:

+ Sự vật, con vật là những sinh thể đều trải qua những khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống; cảm nhận được niềm vui khi bên nhau trong những thời khắc khó khăn

+ Câu thơ: Trẻ và trâu cùng cười như xua vơi đi sự u ám đói khổ của mùa giáp hạt; khiến cho cuộc sống, âm hưởng bài thơ tươi vui hơn…

Câu 10: Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài. Phân tích làm rõ hiệu quả thẩm mỹ trong sự tương phản đó (1đ)

Phương pháp

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về biện pháp tương phản

Lời giải chi tiết

- Sự tương phản ở khổ 1 và khổ 4: đói nghèo>< niềm tin

+ Khổ 1: gợi hiện thực đói nghèo, vất vả vào mùa giáp hạt. Cả con người và cảnh vật đều gầy tàn tạ, héo úa (rong rêu cũng gầy; mẹ bưng rá vay gạo, bố héo hắt…)

+ Khổ 4: khát vọng, niềm tin vào ngày mai (hình ảnh lúa lên xanh, ướp đòng,…)

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1: Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt? Em đã từng trải qua cái đói bao giờ chưa, nếu có tâm trạng lúc đó thế nào? (2đ)

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý những hình ảnh thể hiện cuộc sống của các bạn trẻ

Nêu trải nghiệm của bản thân
Lời giải chi tiết:

- Các bạn trẻ: ăn trái bần, khoai mậm trong mùa giáp hạt; kéo cành vun lửa đốt, đưa trâu đi ăn giúp bố mẹ, đùa vui… → làm việc, sống lạc quan

- Khẳng định bài thơ giúp độc giả nhận thức được giá trị sống… và kết nối với hiện thực để triển khai bài viết

- Học sinh nêu trải nghiệm của bản thân

Câu 2: Theo em, khi cuộc sống buộc ta phải đối mặt với khó khăn, chúng ta cần làm gì để vượt qua những khó khăn đó (trả lời bằng bài văn dài 1 – 1,5 trang giấy) (4đ)

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã được học để hoàn thành yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Theo em, khi cuộc sống buộc ta phải đối mặt với khó khăn, chúng ta cần làm gì để vượt qua những khó khăn đó (trả lời bằng bài văn dài 1 – 1,5 trang giấy) (4đ)

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Nêu hiện tượng/vấn đề bàn luận…

- Nêu khái quát quan điểm đối với vấn đề bàn luận

Thân bài

2,5

- Cách hiểu về những khó khăn có thể gặp trong cuộc sống (ốm đau, tai nạn, thiên tai…)

- Thái độ khi đối mặt với khó khăn: Khi cuộc sống buộc ta phải đối mặt với khó khăn, chúng ta nên sống lạc quan và làm việc theo sức của mình

+ Hành động tạo dựng cuộc sống trong khó khăn

+ Biểu hiện sống lạc quan; hướng về tương lai…

- Phản đề/ lật lại vấn đề: sống tiêu cực và hệ quả…

Kết bài

0,5

- Khẳng định vai trò của thái độ sống tích cực khi buộc phải đối mặt với khó khăn

- Nhận thức và hành động của bản thân khi gặp khó khăn

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

- Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lí lẽ, ý kiến

 

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"