Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:
- A Học thuộc lòng văn bản rồi kể lại
- B Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe
- C Sáng tạo hoàn toàn nội dung câu chuyện
- D Tất cả đáp án trên
Đáp án : B
Nhớ lại định hướng kể lại một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích
Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe
Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?
Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. Cách nhà tôi khoảng 4 ki-lô-mét có một tiệm xay lúa. Vào thời đó, một tiệm xay có máy nổ hoạt động như vậy là hiếm lắm. Tôi thường được ông tôi cũng đến tiệm này chơi và bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả. Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ “bùm bùm” và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.
(Thời thơ ấu của Hon-đa – Hon-đa)
- A Tuổi thơ của nhân vật “tôi”
- B Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay
- C Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”
- D Xuất thân của nhân vật “tôi”
Đáp án : A
Đọc kĩ đoạn trích
Đoạn trích nói về tuổi thơ của nhân vật “tôi”
Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?
- A Tố Hữu
- B Phạm Tiến Duật
- C Tô Hoài
- D Nguyễn Minh Châu
Đáp án : C
Nhớ lại thông tin văn bản
Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài
Chi tiết nào thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
- A Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp
- B Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ
- C Cái đầu nổi từng tảng rất bướng
- D Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt
Đáp án : D
Đọc kĩ và chọn đáp án đúng nhất
Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
Trong lòng mẹ xuất xứ từ tập truyện nào?
- A Hận chiến trường
- B Những ngày thơ ấu
- C Máu và hoa
- D Ngậm ngải tìm trầm
Đáp án : B
Nhớ lại thông tin tác phẩm
Trong lòng mẹ xuất xứ từ tập truyện Những ngày thơ ấu
Hoán dụ là gì?
- A Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
- B Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
- C Là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- D Tất cả đáp án trên
Đáp án : C
Nhớ lại khái niệm của hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Đâu là nhận xét đúng về ẩn dụ?
- A Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
- B Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
- C Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
- D Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Đáp án : A
Nhớ lại kiến thức về ẩn dụ
Ẩn dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
Bài thơ Lượm được viết trong thời kì nào?
- A Trước Cách mạng tháng 8
- B Trong kháng chiến chống Mỹ
- C Khi đất nước hòa bình
- D Trong kháng chiến chống Pháp
Đáp án : D
Nhớ lại hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Năm 1946, diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và Pháp tại Huế, đến tháng 2 năm 1947 quân ta chuyển địa điểm lên chiến khu. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu vừa từ Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm. Không lâu sau đó, trong một chuyến công tác, nhà thơ hay tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường làm nhiệm vụ. Xúc động, nhớ thương trước chú bé liên lạc nhỏ bé mà can trường này, ông đã sáng tác nên bài thơ => thời kì chống Pháp
Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?
- A Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu
- B Biện pháp so sánh
- C Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm
- D Tất cả đáp án trên
Đáp án : D
Nhớ lại giá trị nghệ thuật của bài thơ
Tất cả đáp án trên
Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?
- A Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội
- B Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh
- C Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình
- D Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân
Đáp án : B
Nhớ lại nội dung văn bản, từ đó suy ra ước muốn mà nhân dân ta muốn gửi gắm qua hình tượng Thạch Sanh
Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh