Hành động “Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về” trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?
- A Là người có trách nhiệm với chồng, với con
- B Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận
- C Là người hành động theo bản năng
- D Là người không quan tâm tới gia đình nhà chồng
Đáp án : A
Đặt trong tình huống truyện và tìm ra đáp án
Hành động thể hiện người mẹ là người có trách nhiệm với chồng, với con
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
- A Tiếng Pháp
- B Tiếng Anh
- C Tiếng Nga
- D Tiếng Hán
Đáp án : D
Nhớ lại kiến thức về từ mượn
Tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất
Cụm danh từ là gì?
- A Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
- B Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
- C Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
- D Tất cả đáp án trên
Đáp án : D
Nhớ lại khái niệm cụm danh từ
Tất cả đáp án trên đều đúng
Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?
- A Việt Bắc
- B Đêm nay Bác không ngủ
- C Mẹ Suốt
- D Sáng tháng năm
Đáp án : B
Nhớ lại thông tin tác giả
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ
Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?
- A Em mơ về một mái ấm gia đình
- B Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em muốn được sưởi ấm
- C Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình
- D Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa
Đáp án : C
Nhớ lại nội dung văn bản, từ đó liên hệ ý nghĩa của chi tiết em bé quẹt que diêm thứ nhất
Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình là ý nói đúng về mộng tưởng trong lần quẹt diêm thứ nhất
Trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa, cha của Hon-đa làm nghề gì?
- A Nghề rèn
- B Buôn bán
- C Giáo viên
- D Đánh cá
Đáp án : A
Nhớ lại chi tiết nhắc đến cha của Hon-đa
Cha của Hon-đa làm nghề rèn
Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?
- A Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
- B Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử
- C Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
- D Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
Đáp án : B
Nhớ lại lý thuyết về đặc trưng thể loại truyền thuyết
Truyện truyền thuyết thuộc thể loại truyện có yếu tố hoang đường, kì ảo dựa trên sự thật lịch sử
Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
- A Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
- B Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
- C Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
- D Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
Đáp án : C
Nhớ lại nội dung của truyện và chọn đáp án đúng
Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm
Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?
Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống
- A Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
- B Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
- C Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
- D Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng
Đáp án : A
Nhớ lại các kiểu hoán dụ
Câu thơ trên sử dụng phép hoán dụ lấy bộ phận (trái im và khối óc) để chỉ toàn thể (con người)
Chi tiết Lê lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa:
- A Thể hiện sự nhất trí trong nguyện vọng và quyết tâm đánh giặc cứu nước
- B Thể hiện màu sắc huyền thoại, làm câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn
- C Thể hiện sức mạnh của gươm báu là sức mạnh tổng hợp của toàn dân
- D Tất cả đáp án trên
Đáp án : D
Suy nghĩ các chi tiết đó và chọn đáp án thích hợp
Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có nhiều ý nghĩa