Bài tập 1
Bài tập 1 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích:
Câu tục ngữ | Biểu hiện của biện pháp tu từ nói quá | Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá |
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. | ||
b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang | ||
c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn. |
Phương pháp giải:
Em vận dụng những hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá để tìm ra và phân tích tác dụng.
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ | Biểu hiện của biện pháp tu từ nói quá | Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá |
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. | “chưa nằm đã sáng” và “chưa cười đã tối” | gây ấn tượng cho người đọc về sự trôi chảy của thời gian. |
b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang | “ngày vui ngắn chẳng tầy gang” | gây ấn tượng cho người đọc về sự ngắn ngủi của niềm vui. |
c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn. | “tát biển đông” | Làm nổi bật được sự hoà thuận của vợ chồng và sức mạnh của việc hoà thuận. |
Bài tập 2
Bài tập 2 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.
Câu | Nói khoác | Nói quá |
a. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. (Ca dao) | ||
b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà. | ||
c. Đời người có một gang tay Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang. (Ca dao) | ||
d. Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang. | ||
Sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác |
Phương pháp giải:
Em dựa vào những hiểu biết để phân biệt giữa nói quá và nói khoác
Lời giải chi tiết:
Câu | Nói khoác | Nói quá |
a. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. (Ca dao) |
| X |
b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà. | X |
|
c. Đời người có một gang tay Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang. (Ca dao) |
| X |
d. Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang. | X |
|
Sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác: nói quá thường gây ấn tượng cho người đọc tới một ý nghĩa nào đó, còn nói khoác là hoàn toàn phi thực tế, nói không có suy nghĩ. |
Bài tập 3
Bài tập 3 trang 14 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Đặt câu với các cụm từ có sử dụng biện pháp tu từ nói quá:
Cụm từ | Câu có sử dụng cụm từ |
a. buồn nẫu ruột | |
b. rụng rời chân tay | |
c. cười vỡ bụng | |
d. mệt đứt hơi |
Phương pháp giải:
Em vận dụng hiểu biết để đặt câu có sử dụng nói quá
Lời giải chi tiết:
Cụm từ | Câu có sử dụng cụm từ |
a. buồn nẫu ruột | Khi biết điểm thi, tôi buồn nẫu ruột. |
b. rụng rời chân tay | Anh ta mệt đến nỗi rụng rời chân tay. |
c. cười vỡ bụng | Câu chuyện đó khiến tôi cười vỡ bụng. |
d. mệt đứt hơi | Tôi chạy 1 km thôi mà đã mệt đứt hơi. |