Đề khảo sát chất lượng đầu năm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - Đề số 2

2024-09-14 07:42:40
Câu 1 :

 Hai xe ô tô giống hệt nhau là A và B chuyển động trên cùng 1 đường thẳng. Ô tô A chuyển động nhanh hơn ô tô B. Nhận xét đúng là:

  • A
     Động năng của ô tô A lớn hơn động năng của ô tô B.
  • B
     Động năng của ô tô A nhỏ hơn động năng của ô tô B.
  • C
     Động năng của ô tô A bằng động năng của ô tô B.
  • D
     Thế năng hấp dẫn của ô tô A lớn hơn thế năng hấp dẫn của ô tô B.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Năng lượng mà một vật có do chuyển động gọi là động năng. Vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Ô tô A chuyển động nhanh hơn ô tô B nên ô tô A có vận tốc lớn hơn vận tốc của ô tô B nên động năng của ô tô A lớn hơn động năng của ô tô B.

Câu 2 :

 Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

  • A
     Năng lượng khí đốt.
  • B
     Năng lượng gió.
  • C
     Năng lượng thuỷ triều.
  • D
     Năng lượng Mặt Trời.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Năng lượng chuyển hoá toàn phần (không tái tạo được) là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

+ Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thuỷ triều, hạt nhân, địa nhiệt, ...

Lời giải chi tiết :

Năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng Mặt Trời là năng lượng tái tạo.

Năng lượng khí đốt không phải là năng lượng tái tạo.

Câu 3 :

 Thiết bị/dụng cụ nào dưới đây tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng và động năng?

  • A
     Bóng đèn điện.
  • B
     Máy bơm.
  • C
     Nồi cơm điện.
  • D
     Tivi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết sự chuyển hóa năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Thiết bị tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng và động năng là: máy bơm.

Câu 4 :

 Sắp xếp các đối tượng trong hình vẽ dưới đây theo đúng thứ tự để thấy được cách sản xuất nhiên liệu từ thực vật?

  • A
     a - e - d - c - b.
  • B
     e - a - d - c - b.
  • C
     e - d - a - c - b.
  • D
     e - a - c - d - b.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về năng lượng và liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng là: e - a - c - d - b.

Câu 5 :

 Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000 kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị jun (J) thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1 cal ≈ 4,2 J và 1 kcal = 1000 cal.

  • A
     8 400 000 J.
  • B
     2 000 000 J.
  • C
     8 400 J.
  • D
     4 200 J.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức đổi đơn vị năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Ta đổi đơn vị như sau: \(2{\rm{ }}000{\rm{ }}kcal = 2{\rm{ }}000{\rm{ }}000{\rm{ }}cal = 2{\rm{ }}000{\rm{ }}000.4,2{\rm{ }}\left( J \right) = 8{\rm{ }}400{\rm{ }}000{\rm{ }}\left( J \right)\)

Câu 6 :

Năng lượng có ích khi sử dụng máy bơm nước là:

  • A
     năng lượng âm.
  • B
     động năng.
  • C
     nhiệt năng.
  • D
     năng lượng âm và nhiệt năng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Năng lượng hao phí thường được sinh ra dưới dạng nhiệt (đôi khi có cả âm thanh hoặc ánh sáng).

Lời giải chi tiết :

Khi máy bơm hoạt động, năng lượng có ích là động năng, năng lượng hao phí là nhiệt năng và năng lượng âm.

Câu 7 :

 Trong các máy móc làm biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, năng lượng hữu ích thu được cuối cùng luôn ít hơn năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao?

  • A
     Có. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
  • B
     Có. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
  • C
     Không. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
  • D
     Không. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Lời giải chi tiết :

Không trái với định luật bảo toàn năng lượng. Vì khi năng lượng ban đầu sẽ chuyển một phần thành năng lượng hữu ích còn một phần chúng sẽ chuyển sang các dạng năng lượng khác, nhưng năng lượng toàn phần luôn được bảo toàn.

Câu 8 :

 Hình vẽ dưới đây thể hiện hiệu quả thắp sáng của đèn sợi đốt, đèn compact và đèn LED. Em hãy cho biết đèn nào có hiệu quả thắp sáng lớn nhất?

  • A
     Đèn LED.
  • B
     Đèn compact.
  • C
     Đèn sợi đốt.
  • D
     Cả 3 đèn có hiệu quả thắp sáng là như nhau.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

So sánh phần trăm hiệu quả thắp sáng của các loại bóng đèn.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy, cùng một giá trị điện năng, đèn LED có năng lượng hao phí ít nhất → đèn LED có hiệu quả thắp sáng lớn nhất.

Câu 9 :

Biện pháp nào sau đây được xem là sử dụng tiết kiệm điện?

  • A
     Bật quạt và điện ở trường hoạt động liên tục vì học sinh không phải trả tiền điện.
  • B
     Sử dụng tivi, bàn là, tủ lạnh, bóng đèn dây tóc suốt ngày vì nó phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con người.
  • C
     Sử dụng đèn compact thay thế cho đèn dây tóc, chỉ sử dụng điện khi cần thiết.
  • D
     Sử dụng tất cả các dụng cụ điện có trong nhà (trong trường) vì như thế dụng cụ điện mới hoạt động được lâu bền hơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biện pháp tiết kiệm điện là sử dụng đèn compact thay thế cho đèn dây tóc, chỉ sử dụng điện khi cần thiết.

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tiết kiệm điện là sử dụng đèn compact thay thế cho đèn dây tóc, chỉ sử dụng điện khi cần thiết.

Câu 10 :

Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

  • A
     Than đá.
  • B
     Hơi nước.
  • C
     Gas.
  • D
     Gỗ, củi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng ra năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

Lời giải chi tiết :

Hơi nước không phải là nhiên liệu.

Câu 11 :

 Cho câu sau: Khung xe đạp làm bằng kim loại. https://cdn.hoclieuthongminh.com/ts247/picture/images_question/1631942418-1pdo.jpg

Vật dụng và vật liệu lần lượt là

  • A
     kim loại, khung xe đạp.
  • B
     xe đạp, kim loại.
  • C
     khung xe đạp, kim loại.
  • D
     kim loại, xe đạp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân biệt được vật liệu và vật dụng.

Lời giải chi tiết :

Vật dụng: khung xe đạp.

Vật liệu: kim loại.

Câu 12 :

 Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

  • A
     Gạch xây dựng.
  • B
     Đất sét.
  • C
     Xi măng.
  • D
     Ngói.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (hoặc vật liệu thô) chưa qua xử lí.

Lời giải chi tiết :

Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (hoặc vật liệu thô) chưa qua xử lí.

⟹ Đất sét là nguyên liệu.

Câu 13 :

Cho các hình ảnh sau:

Tên của các loại nhiên liệu được dùng trong các hình ảnh a), b), c), d) lần lượt là:

  • A
     Dầu, khí gas, xăng, than.
  • B
     Xăng, khí gas, dầu, gỗ.
  • C
     Dầu, than, xăng, khí gas.
  • D
     Xăng, dầu, khí gas, gỗ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về nhiên liệu.

Lời giải chi tiết :

a) Xăng.b) Khí gas.

c) Dầu.d) Gỗ.

Câu 14 :

 Cho các cụm từ sau: lương thựcthực phẩmbảo quảntươi sốngchế biến. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ … để hoàn thành các phát biểu dưới đây:

a) Gạo, ngô, khoai, sắn là các loại …(1)… chính ở Việt Nam.

b) Thịt, cá, tôm là các …(2)… thường được dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Chúng được …(3)… để trở thành các món ăn.

c) Các thực phẩm ở dạng …(4)… như thịt, cá cần được …(5)… ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo an toàn cũng như tăng thời gian sử dụng.

  • A
     (1) lương thực, (2) thực phẩm, (3) bảo quản, (4) tươi sống, (5) chế biến.
  • B
     (1) thực phẩm, (2) lương thực, (3) bảo quản, (4) tươi sống, (5) chế biến.
  • C
     (1) lương thực, (2) thực phẩm, (3) chế biến, (4) tươi sống, (5) bảo quản.
  • D
     (1) thực phẩm, (2) lương thực, (3) chế biến, (4) tươi sống, (5) bảo quản.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sự hiểu biết về các loại lương thực, thực phẩm.

Lời giải chi tiết :

a) Gạo, ngô, khoai, sắn là các loại (1) lương thực chính ở Việt Nam.

b) Thịt, cá, tôm là các (2) thực phẩm thường được dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Chúng được (3) chế biến để trở thành các món ăn.

c) Các thực phẩm ở dạng (4) tươi sống như thịt, cá cần được (5) bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo an toàn cũng như tăng thời gian sử dụng.

Câu 15 :

Dung dịch là

  • A
     hỗn hợp không đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
  • B
     hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
  • C
     hỗn hợp giữa chất lỏng và chất lỏng.
  • D
     hỗn hợp giữa chất rắn và chất lỏng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.

Câu 16 :

 Hình ảnh sau minh họa cho trạng thái nào của hỗn hợp?https://cdn.hoclieuthongminh.com/ts247/picture/images_question/1636716622-6qdw.jpg

  • A
     Dung dịch.
  • B
     Huyền phù.
  • C
     Nhũ tương.
  • D
     Hỗn hợp đồng nhất.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết đã học về huyền phù, nhũ tương.

Lời giải chi tiết :

Quan sát hình vẽ trên ta thấy chất rắn phân tán lơ lửng trong chất lỏng, sau một thời gian bị lắng xuống đáy

⟹ Đây là huyền phù.

Câu 17 :

 Cách nào sau đây không làm đường tan nhanh hơn trong nước?

  • A
     Nghiền nhỏ đường.
  • B
     Khuấy đều.
  • C
     Tăng lượng đường.
  • D
     Tăng nhiệt độ hỗn hợp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

Lời giải chi tiết :

Cách không làm đường tan nhanh hơn trong nước là tăng lượng đường.

Câu 18 :

Để loại bỏ đất bị lẫn trong nước ta nên dùng phương pháp nào dưới đây?

  • A
     Chiết.
  • B
     Lọc.
  • C
     Cô cạn.
  • D
     Dùng nam châm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Lời giải chi tiết :

Đất là chất rắn không tan trong nước ⟹ Sử dụng phương pháp lọc.

Câu 19 :

 Dụng cụ dưới đây có thể tách các chất trong hỗn hợp nào dưới đây?https://cdn.hoclieuthongminh.com/ts247/picture/images_question/1636649720-0gxv.jpg

  • A
     Hỗn hợp rượu và nước.
  • B
     Hỗn hợp cát mịn lẫn trong nước.
  • C
     Hỗn hợp dầu ăn và nước.
  • D
     Hỗn hợp bột sắn lẫn trong nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Lời giải chi tiết :

Dụng cụ đó là phễu chiết, giúp tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.

Vậy ta có thể dùng phễu chiết để tách các chất trong hỗn hợp dầu ăn và nước.

Câu 20 :

Để tách muối ra khỏi dung dịch nước muối ta sử dụng cách nào dưới đây?

  • A
     Lọc.
  • B
     Chiết.
  • C
     Cô cạn.
  • D
     Dùng nam châm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Lời giải chi tiết :

Để tách muối ra khỏi dung dịch muối ta sử dụng phương pháp cô cạn. Khi đó nước bay hơi hết, muối không bị bay hơi sẽ còn lại.

Câu 21 :

Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như nuôi vi khuẩn được vì:

  • A
     Hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic.
  • B
     Kích thước của nó vô cùng nhỏ bé.
  • C
     Virut chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.
  • D
     Virut không có hình dạng đặc thù

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hình thức sống của virus.

Lời giải chi tiết :

Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như nuôi vi khuẩn được vì chúng ký sinh nội bào bắt buộc, chỉ nhân lên trong tế bào vật chủ

Câu 22 :

Nguyên sinh vật được chia thành

  • A
     Động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh
  • B
     Động vật nguyên sinh và nấm nhầy
  • C
     Thực vật nguyên sinh và nấm nhầy
  • D
     Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết: Phân loại nguyên sinh vật

Lời giải chi tiết :

Nguyên sinh vật được chia thành 3 loại

- Động vật nguyên sinh.

- Thực vật nguyên sinh.

- Nấm nhầy.

Câu 23 :

Cây nào dưới đây sinh sản bằng hạt?

  • A
     Trắc bách diệp.
  • B
     Bèo ong.
  • C
     Rêu.
  • D
     Rau bợ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhận biết thực vật thuộc các nhóm.

Lời giải chi tiết :

Trong các loài trên thì:

Trắc bách diệp: Hạt trần

Bèo ong, rau bợ: Dương xỉ.

Rêu: Rêu.

Vậy trắc bách diệp sinh sản bằng hạt.

Câu 24 :

 Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật

  • A
     Có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
  • B
     Có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
  • C
     chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
  • D
     có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm Nguyên sinh vật.

Lời giải chi tiết :

Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật: Có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.

Câu 25 :

Đặc điểm nào dưới đây của nấm giống với vi khuẩn?

  • A
     Một số đại diện có cơ thể đa bào.
  • B
     Cơ thể cấu tạo từ các tế bào nhân thực.
  • C
     Có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.
  • D
     Thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của nấm và vi khuẩn.

Nấm: Nhân thực, đơn bào/đa bào, dị dưỡng, thành tế bào được cấu tạo từ kitin.

Vi khuẩn: Nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng, thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglican.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm giống nhau giữa nấm và vi khuẩn là: Có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

A sai, vi khuẩn có cấu tạo đơn bào.

B sai, vi khuẩn có cấu tạo nhân sơ.

D sai, thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptidoglican.

Câu 26 :

 Môi trường sống chủ yếu của dương xỉ là

  • A
     Sa mạc
  • B
     Dưới nước
  • C
     Nơi có khí hậu nóng ẩm
  • D
     Nơi có khí hậu mát mẻ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của thực vật ngành Dương xỉ.

Lời giải chi tiết :

Môi trường sống chủ yếu của dương xỉ là nơi có khí hậu nóng ẩm.

Câu 27 :

Loại nấm được sử dụng làm thuốc cho người là

  • A
     Nấm tán trắng
  • B
     Nấm đông trùng hạ thảo
  • C
     Nấm hương
  • D
     Nấm mốc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào vai trò của nấm: Làm dược liệu: Nấm linh chi, đông trùng hạ thảo,…

Lời giải chi tiết :

Trong các loại nấm trên thì nấm đông trùng hạ thảo được sử dụng làm thuốc cho người.

Câu 28 :

Thực vật được chia thành mấy ngành

  • A
     3
  • B
     4
  • C
     5
  • D
     6

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thực vật được chia thành 4 ngành: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

Câu 29 :

Dịch bệnh nào ở động vật sau đây không do virus gây ra

  • A
     Lở mồm long móng.
  • B
     Dịch tả
  • C
     Cúm gia cầm H5N1
  • D
     Dịch tai xanh ở lợn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tác hại của virus đối với động vật.

Lời giải chi tiết :

Trong các dịch bệnh trên thì dịch tả là do phẩy khuẩn tả (vi khuẩn) gây ra, còn các bệnh khác là do virus.

Câu 30 :

 Loài thực vật nào không phải là thực vật Hạt kín?

  • A
     Cây mướp
  • B
     Cây chanh
  • C
     Rau diếp biển
  • D
     Cây lúa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân loại các thực vật vào nhóm.

Lời giải chi tiết :

Rau diếp biển là tảo, không phải thực vật hạt kín.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"