Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

2024-09-14 07:46:02

Đề bài

Câu 1: Cấu tạo nguyên tử gồm

     A. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.                     B. vỏ nguyên tử và hạt electron.

     C. hạt electron và neutron.                                          D. hạt nhân nguyên tử và proton.

Câu 2: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử của nguyên tố nitrogen như sau:

Số electron và khối lượng nguyên tử theo amu của nguyên tử nitrogen lần lượt là

     A. 7, 13.                             B. 6, 14.                             C. 7, 14.                             D. 6, 13.

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 16. Số lớp eletron và số electron lớp ngoài cùng của X lần lượt là

     A. 2, 6.                               B. 3, 5.                               C. 2, 5.                               D. 3, 6.

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(a) Vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

(b) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử và mang điện tích âm.

(c) Theo mô hình của Rơ – dơ – pho – Bo (Rutherford – Bohr) trong nguyên tử, các electron chuyển động trên quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân.

(d) Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton.

(e) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần về khối lượng nguyên tử.

(f) Thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.

Số phát biểu sai  là

     A. 2.                                   B. 3.                                   C. 4.                                   D. 5.

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Số neutron trong  X bằng 14. Tên gọi của nguyên tố X là

(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Al = 27, S = 32, K = 39, O = 16)

     A. Aluminium.                   B. Sulfur.                           C. Potassium.                    D. Oxygen.

Câu 6: Kí hiệu hóa học của các nguyên tố hydrogen, carbon, sodium, phosphorus lần lượt là:

     A. H, Ca, Na, F.                B. H, C, Na, P.                  C. H, C, Ca, P.                  D. H, Ca, C, F.

Câu 7: Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X bằng 19 amu, số electron của nguyên tử đó là 9. Số neutron của nguyên tử X là

     A. 8.                                   B. 9.                                   C. 10.                                 D. 11.

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Vị trí của M và tính chất của M trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA, là phi kim.           

B. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA, là kim loại.    

C. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA, là phi kim.                         

D. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA, là phi kim.

Câu 9: Các nguyên tố nào dưới đây cùng thuộc một chu kì?

(Biết ZLi = 3, ZNa = 11, ZAl =13, Z N = 7, ZC = 6, ZBe = 4, ZO = 8)

     A. Li, Na, N.                      B. Li, O, C.                        C. Li, Na, N.                      D. Li, Be, Al.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt là 34. Số hạt không mang điện chiếm 35,3% tổng số hạt. Vị trí của B trong bảng tuần hoàn

A. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA, là phi kim.                

B. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA, là kim loại.        

C. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IIA, là phi kim.                           

D. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IIA, là kim loại.

Câu 11: Công thức tính tốc độ là: 

A. \(v = s.t\).                     

B. \(v = \frac{t}{s}\).        

C. \(v = \frac{s}{t}\).        

D. \(v = \frac{s}{{{t^2}}}\).

Câu 12: Bạn An chạy 100 m trong thời gian 30 giây, bạn Bình chạy 120 m trong thời gian 40 giây. Bạn nào chạy nhanh hơn?

     A. An chạy nhanh hơn.                                                B. Bình chạy nhanh hơn.

     C. An và Bình chạy nhanh bằng nhau.                        D. Chưa đủ dữ liệu để kết luận.

Câu 13: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng?

     A. Bạn An đi nhanh nhất.                                             B. Bạn Bình đi nhanh nhất.

     C. Bạn Đông đi nhanh nhất.                                        D. Ba bạn đi nhanh như nhau.

Câu 14: Năm 1946, người ta đo khoảng cách giữa Trái Đất – Mặt Trăng bằng kĩ thuật phản xạ rada. Tín hiệu rada phát đi từ Trái Đất với tốc độ \(c = {3.10^8}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s\), phản xạ trên bề mặt Mặt Trăng và trở lại Trái Đất. Tín hiệu phản xạ ghi nhận được sau 2,5 s kể từ lúc truyền. Coi Trái Đất và Mặt Trăng có dạng hình cầu, bán kính lần lượt là \({R_d} = 6400{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} km;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {R_t} = 1740{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} km\). Tính khoảng cách d giữa tâm Trái Đất và Mặt Trăng.

     A. 383140 km.                   B. 758140 km.                   C. 37500 km.                     D. 750000 km.

Câu 15: Nên sử dụng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ trong tình huống nào dưới đây?

     A. Tốc độ chạy của học sinh trong nội dung chạy 100m giờ thể dục.

     B. Tốc độ của ô tô trên cao tốc.

     C. Tốc độ sau va chạm của 2 vật trong phòng thí nghiệm.

     D. Tốc độ của các vệ tinh trên quỹ đạo.

Câu 16: Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây?

     A. Thời gian chuyển động.                                          B. Quãng đường đi được.

     C. Tốc độ chuyển động.                                              D. Hướng chuyển động.

Câu 17: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h.

Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?

A. Hình A                              B. Hình B.                         C. Hình C.                         D. Hình D.

Câu 18: Tác dụng của đồ thị quãng đường – thời gian

 A. tìm ra hiện tượng mới  

B. tìm ra quy luật hiện tượng                                     

C. dự đoán hiện tượng    

D. mô tả trực quan mối liên hệ giữa các đại lượng trong hiện tượng.

Câu 19: Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của ba học sinh A, B và C đi xe đạp trong công viên. Học sinh đạp xe chậm nhất là:

A. Học sinh A.          B. Học sinh B.                    C. Học sinh C.              D. Chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 20: Cho các hoạt động sau:

a) Tuân thủ giới hạn về tốc độ.

b) Cài dây an toàn khi ngồi trong ô tô.

c) Giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn.

d) Giảm khoảng cách an toàn khi thời tiết đẹp.

e) Giảm tốc độ khi trời mưa hoặc thời tiết xấu.

g) Vượt đèn đỏ khi không có cảnh sát giao thông.

h) Nhường đường cho xe ưu tiên.

i) Nhấn còi liên tục.

Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động đúng về phương diện an toàn giao thông?

     A. 3.                                   B. 4.                                   C. 5.                                   D. 6.

Câu 21: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?

     A. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

     B. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.     C. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất,  tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.

     D. Phương án A,  C đúng.

Câu 22: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?

(1) Lấy thức ăn.(2) Nghiền nhỏ thức ăn.

(3) Biến đổi thức ăn.(4) Thải ra.

(5) Tăng nhiệt độ.

     A. (1), (2), (5).                   B. (1), (2), (4).                   C. (2), (3), (5).                   D. (1), (3), (4).

Câu 23: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là

     A. Cơ năng thành hóa năng.                                        B. Hóa năng thành cơ năng.

     C. Hóa năng thành nhiệt năng.                                    D. Cơ năng thành nhiệt năng.

Câu 24: Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây?

(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.

(2) Điều hòa không khí.

(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.

(4) Giữ ấm cho cây.

     A. (1), (2).                         B. (1), (3).                          C. (2), (3).                         D. (3), (4).

Câu 25: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?

     A. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển.

     B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

     C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.

     D. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi.

Câu 26: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?

     A. Carbon dioxide.            B. Hydrogen dioxide.        C. Oxygen.                        D. Nitrogen.

Câu 27: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ

“ Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ”.

     A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm.

     B. Mùa xuân đất nước có ý nghĩa quan trọng.

     C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn.

     D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 28:  Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh thường có phiến lá thường nhỏ, màu xanh nhạt và mọc ở nơi 

     A. quang đãng.                  B. ẩm ướt.                         C. khô hạn.                        D. có bóng râm.

Câu 29: Trong các yếu tố kể sau đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?

     A. Ánh sáng, nhiệt độ.                                                  B. Hàm lượng khí carbon dioxide.

     C. Nước.                                                                      D. Tất cả các yếu tố trên. 

Câu 30: Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào?

     A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP.

     B. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.

     C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng.

     D. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen.

----HẾT----


Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 

1.A

2.C

3.A

4.A

5.A

6.B

7.C

8.A

9.B

10.B

11.C

12.A

13.A

14.A

15.A

16.D

17.D

18.D

19.C

20.C

21.D

22.D

23.B

24.B

25.B

26.A

27.C

28.A

29.D

30.B 

 
Lời giải chi tiết: 

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết cấu tạo nguyên tử.

Cách giải:

Cấu tạo nguyên tử gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

Chọn A.

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

Đếm tổng số electron trên các lớp ⟹ Số electron

Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân nguyên tử ⇒ mnguyên tử ≈mP + mN

Khối lượng của 1 proton bằng khối lượng của neutron và xấp xỉ bằng 1 amu

Cách giải:

Tổng số electron trên các lớp =  7

Mà nguyên tử trung hòa về điện ⟹ EN = PN = 7

mN ≈ mP + mN = 1.7 + 1.7 = 14 (amu)

Chọn C.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

X có tổng số hạt mang điện  = E + P = 2E ⟹ E

Theo mô hình nguyên tử Rơ – dơ – pho – Bo

+ Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.

+ Mỗi lớp có số electron tối đa xác đinh, như lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ hai có tối đa 8 electron,…

Cách giải:

X có tổng số hạt mang điện  = E + P = 2E = 16

⟹ E = 8 (hạt)

Đối với 1 nguyên tố thuộc 20 nguyên tố đầu, lớp thứ nhất có tối đa 2e, lớp thứ 2 có tối đa 8e, lớp thứ 3 có tối đa 8e và lớp thứ 4 còn lại.

Mà 8e = 2 + 6 ⟹ X có 2 lớp eletron.

⟹ X có 6 electron lớp ngoài cùng.

Chọn A

Câu 4 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về nguyên tử, nguyên tố hóa học và sơ lược về bảng tuần hoàn.

Cách giải:

(a), (c), (d), (f) đúng.

(b) sai, vì hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử và mang điện tích dương.

(e) sai, vì trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân nguyên tử.

Chọn A.

Câu 5 (TH):

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 13.

mX = 1. 13 + 1.14 = 27 (amu) ⇒ X là Al.

Chọn A.

Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào tên gọi của các nguyên tố hóa học

Cách giải:

Kí hiệu hóa học của các nguyên tố hydrogen, carbon, sodium, phosphorus lần lượt là: H, C, Na, P.

Chọn B.

Câu 7 (TH):

EX = 9

Mà nguyên tử trung hòa về điện ⟹ EN = PN = 9

mN ≈ mP + mN = 1.9 + 1.NX = 19 (amu)

⟹ NX = 10

Chọn C.

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào số lớp e ⟹ Chu kì của nguyên tố.

Dựa vào số e lớp ngoài cùng ⟹ Nguyên tố thuộc nhóm nào.

Biết vị trí sẽ biết được tính kim loại hay phi kim của nguyên tố.

Cách giải:

M có 3 lớp electron ⟹ M thuộc chu kì 3.

M có 7 electron lớp ngoài cùng ⟹ M thuộc nhóm VIIA. ⟹ M là phi kim.

Đối với 1 nguyên tố thuộc 20 nguyên tố đầu, lớp thứ nhất có tối đa 2e, lớp thứ 2 có tối đa 8e, lớp thứ 3 có tối đa 8e và lớp thứ 4 còn lại.

EM = 2 + 8 + 7 = 17

⟹ STT ô  = 17

Chọn A.

Câu 9 (TH):

Phương pháp:

Đối với 1 nguyên tố thuộc 20 nguyên tố đầu, lớp thứ nhất có tối đa 2e, lớp thứ 2 có tối đa 8e, lớp thứ 3 có tối đa 8e và lớp thứ 4 còn lại.

Dựa vào số lớp e ⟹ Chu kì của nguyên tố.

Cách giải:

Li có 3e = 2 + 1 ⟹ Li có hai lớp e ⟹ Li thuộc chu kì 2.

Na có 11e = 2 + 8 + 1 ⟹ Na có hai lớp e ⟹ Na thuộc chu kì 3.

Al có 13e = 2 + 8 + 3 ⟹ Al có hai lớp e ⟹ Al thuộc chu kì 3.

N có 7e = 2 + 5 ⟹ N có hai lớp e ⟹ N thuộc chu kì 2.

C có 6e = 2 + 4 ⟹ C có hai lớp e ⟹ C thuộc chu kì 2.

Be có 4e = 2 + 2 ⟹ Be có hai lớp e ⟹ Be thuộc chu kì 2.

O có 8e = 2 + 6 ⟹ O có hai lớp e ⟹ O thuộc chu kì 2.

Chọn B.

Câu 10 (VDC):

Phương pháp:

- Tổng số hạt = 2.P + N

- Tổng số hạt mang điện = P + E = 2P

- Số hạt không mang điện N.

- Từ Z

Dựa vào số lớp e ⟹ Chu kì của nguyên tố.

Dựa vào số e lớp ngoài cùng ⟹ Nguyên tố thuộc nhóm nào.

Biết vị trí sẽ biết được tính kim loại hay phi kim của nguyên tố.

Cách giải:

Tổng số hạt của B = E + P + N = 2P + N = 34

N = 35,3% tổng số hạt = 0,353. 34 ≈ 12 (hạt)

⇒ P = (34 – 12)/2 = 11

Đối với 1 nguyên tố thuộc 20 nguyên tố đầu, lớp thứ nhất có tối đa 2e, lớp thứ 2 có tối đa 8e, lớp thứ 3 có tối đa 8e và lớp thứ 4 còn lại.

Mà B có 11e = 2 + 8 + 1 ⟹ B có 3 lớp e ⟹ B thuộc chu kì 3.

B có 1 e lớp ngoài cùng ⟹ B thuộc nhóm IA ⟹ B là kim loại điển hình.

B thuộc ô thứ 11 trong BTH.

Chọn B.

Câu 11 (NB):

Phương pháp:

Công thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\).

Cách giải:

Công thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\).

Chọn C.

Câu 12 (VD):

Phương pháp:

Công thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)

Cách giải:

Tốc độ của bạn An là:

\({v_A} = \frac{{{s_A}}}{{{t_A}}} = \frac{{100}}{{30}} \approx 3,3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right)\)

Tốc độ của bạn Bình là:

\({v_B} = \frac{{{s_B}}}{{{t_B}}} = \frac{{120}}{{40}} = 3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right)\)

Nhận xét: \({v_A} > {v_B} \to \) bạn An chạy nhanh hơn

Chọn A.

Câu 13 (VD):

Phương pháp:

Đổi các đơn vị tốc độ:

\(1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} km/h = \frac{1}{{3,6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s \approx 0,28{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s = 3,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} km/h\)

Cách giải:

Ta đổi các đơn vị tốc độ về m/s như sau:

- Tốc độ của An là: \(6,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} km/h = \frac{{6,2}}{{3,6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s \approx 1,72{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s\)

- Tốc độ của Bình là: 1,5 m/s

- Tốc độ của Đông là: \(72{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/\min {\rm{ \;}} = \frac{{72}}{{60}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s = 1,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s\)

Vậy An đi nhanh nhất, Đông đi chậm nhất

Chọn A.

Câu 14 (VD):

Phương pháp:

Công thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)

Cách giải:

Gọi khoảng cách từ bề mặt Trái Đất đến bề mặt Mặt Trăng là s

→ Quãng đường tín hiệu đi được là:

\(2s = v.t \Rightarrow s = \frac{{v.t}}{2} = \frac{{{{3.10}^8}.2,5}}{2} = {375.10^6}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right) = {375.10^3}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {km} \right)\)

Khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng là:

\(d = s + {R_d} + {R_t} = {375.10^3} + 6400 + 1740 = 383140{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {km} \right)\)

Chọn A.

Câu 15 (TH):

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết về đo tốc độ, ưu nhược điểm của các dụng cụ đo.

Tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)

Cách giải:

Đồng hồ bấm giây dùng để đo tốc độ chỉ khi đã biết sẵn quãng đường di chuyển.

\( \Rightarrow \) Nên sử dụng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ chạy của học sinh trong nội dung chạy 100m giờ thể dục.

Chọn A.

Câu 16 (NB):

Phương pháp:

Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta biết được quãng đường vật chuyển động trong một khoảng thời gian

Cách giải:

Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta biết được quãng đường và thời gian của chuyển động → từ đó biết được tốc độ chuyển động

→ đồ thị quãng đường – thời gian không cho ta biết hướng của chuyển động

Chọn D.

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết vẽ đồ thị quãng đường – thời gian

Cách giải:

Từ bảng quãng đường phụ thuộc vào thời gian, ta thấy đồ thị Hình D biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động

Chọn D.

Câu 18 (TH):

Phương pháp:

+ Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.

+ Vai trò của đồ thị - quãng đường: Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả trực quan mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.

Cách giải:

Tác dụng của đồ thị quãng đường – thời gian là mô tả trực quan mối liên hệ giữa các đại lượng trong hiện tượng.

Chọn D.

Câu 19 (VD):

Phương pháp:

+ Trong cùng một khoảng thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn, vật đó chuyển động nhanh hơn.

+ Khi đi cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian ít hơn, vật đó chuyển động nhanh hơn.

Cách giải:

Học sinh C chạy xe chậm nhất vì cùng quãng đường s nhưng thời gian t đi dài hơn.

Chọn C.

Câu 20 (TH):

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về an toàn giao thông

Cách giải:

Các hoạt động đúng về an toàn giao thông là: a, b, c, e, h

Chọn C.

Câu 21 (TH):

Phương pháp:

Trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi vì:

- Những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

- Những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể

Cách giải:

Các đáp án đúng là A và C.

Chọn D.

Câu 22 (TH):

Phương pháp:

Trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống → Trong các hoạt động trên, trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động là: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn, thải ra.

Cách giải:

Trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động là: (1), (3), (4).

Chọn D.

Câu 23 (VD):

Phương pháp:

Năng lượng được tích lũy trong cơ thể dưới dạng năng lượng hóa học, khi vận động năng lượng hóa học được biến đổi thành năng lượng sinh công giúp cơ thể thực hiện hoạt động.

Cách giải:

Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là hóa năng (năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất) thành cơ năng (năng lượng sinh công để thực hiện hoạt động).

Chọn B.

Câu 24 (NB):

Phương pháp:

Vai trò quan trọng nhất của quá trình quang hợp đối với cây xanh:

+ Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ.

+ Tích lũy năng lượng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học, cung cấp và tích lũy năng lượng cho các hoạt động sống.

Cách giải:

Với cây xanh, quang hợp có vai trò: (1), (3).

Chọn B.

Câu 25 (NB):

Phương pháp:

Ba vai trò quan trọng nhất của quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật:

+ Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ cung cấp nguồn thức ăn cho tất cả các sinh vật.

+ Tích lũy năng lượng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học, cung cấp và tích lũy năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.

+ Điều hòa không khí: quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính đem lại không khí trong lành cho trái đất.

Cách giải:

Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng không phải vai trò của quang hợp.

Chọn B.

Câu 26 (NB):

Phương pháp:

Quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính đem lại không khí trong lành cho trái đất.

Cách giải:

Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển.

Chọn A.

Câu 27 (VD):

Phương pháp:

Việc trồng cây xanh không chỉ là truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng mà còn giúp cho đất nước có một không gian xanh.

Cách giải:

Câu thơ của Bác Hồ phần nào khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn cho con người và xã hội.

Chọn C.

Câu 28 (TH):

Phương pháp:

Thực vật ưa sáng là những cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh, cường độ cao.

Cách giải:

Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh thường có phiến lá thường nhỏ, màu xanh nhạt và mọc ở nơi quang đãng.

Chọn A.

Câu 29 (NB):

Phương pháp:

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:

- Ánh sáng.

- Nồng độ CO2.

- Nước.

- Nhiệt độ.

- Nguyên tố khoáng.

Cách giải:

Các yếu toees kể trên đều có ảnh hưởng nhất định đến quá trình quang hợp.

Chọn D.

Câu 30 (TH):

Phương pháp:

Sự khác biệt chính giữa quang hợp và hô hấp tế bào là thế quang hợp là một quá trình đồng hóa, trong đó sự tổng hợp các hợp chất hữu cơ xảy ra, lưu trữ năng lượng trong khi hô hấp tế bào là một quá trình dị hóa, trong đó các hợp chất hữu cơ được lưu trữ được sử dụng, tạo ra năng lượng.

Cách giải:

Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.

Chọn B.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"