Đề 1
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các proton và neutron.
B. Proton mang điện tích dương, neutron không mang điện tích.
C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.
Câu 2: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có tính chất hóa học
A. khác nhau. B. giống nhau.
C. giống với tính chất của H. D. tương tự với tính chất của O.
Câu 3: Nguyên tử sodium có 11 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử sodium có số proton là
A. 2. B. 11. C. 12. D. 13.
Câu 4: Nguyên tử phosphorus có 15 proton và 16 neutron. Khối lượng hai nguyên tử phosphorus tính theo đơn vị amu là
A. 60. B. 62. C. 33. D. 31.
Câu 5: Trong hạt nhân nguyên từ carbon có 6 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử carbon
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 6: Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là O, Cl, K, N?
A. Oxygen, chlorine, potassium, nitrogen.
B. Oxygen, carbon, argon, calcium.
C. Oxygen, chlorine, aluminium, nitrogen.
D. Oxygen, chlorine, argon, calcium.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 19. Số neutron trong X bằng 20. Tên gọi của nguyên tố X là
(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16)
A. Calcium. B. Sulfur. C. Potassium. D. Oxygen.
Câu 8: Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. +17. B. +16. C. + 15. D. + 20.
Câu 9: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12. Phát biểu sau đây là đúng?
A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 12. B. X là một kim loại.
C. X là một phi kim. D. X thuộc chu kì 2, nhóm IIA.
Câu 10: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 21. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là
A. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là kim loại. B. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là phi kim.
C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại. D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.
Câu 11: Ghép một nội dung ở cột A với một nội dung phù hợp ở cột B.
A. 1 – d, 2 – b 3 – c, 4 – a. B. 1 – d, 2 – c, 3 – a, 4 – b.
C. 1 – a, 2 – c, 3 – d, 4 – b. D. 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 – b.
Câu 12: Một người đi xe máy trong 2 giờ đi được quãng đường 80 km. Tính tốc độ của người đó.
A. 40 km/h. B. 80 km/h. C. 50 km/h. D. 60 km/h.
Câu 13: Dụng cụ nào sau đây không được sử dụng trong đo tốc độ?
A. đồng hồ hiện số. B. nhiệt kế.
C. thiết bị “bắn tốc độ”. D. thước mét.
Câu 14: Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây?
A. Thời gian chuyển động. B. Quãng đường đi được.
C. Tốc độ chuyển động. D. Hướng chuyển động.
Câu 15: Các đồ thị (I), (II) biểu diễn chuyển động của xe (I) và xe (II). Dựa vào đồ thị cho biết hai xe gặp nhau lúc nào?
A. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 40 giây.
B. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 20 giây.
C. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 50 giây.
D. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 60 giây.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định vởi Luật giao thông đường bộ.
C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.
Câu 17: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống.
C. Mặt trống. D. Không khí xung quanh trống.
Câu 18: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở dưới sông lập tức "lẩn trốn ngay". Hãy giải thích tại sao?
A. Vì cá nhìn thấy người đi đến.
B. Vì âm thanh truyền trong đất đến nước rồi truyền đến tai cá.
C. Vì cá nhìn thấy và nghe thấy âm thanh người đi đến.
D. Vì tiếng bước chân tạo sóng trên mặt nước, cá nhìn thấy nên bỏ trốn.
Câu 19: Những môi trường nào dưới đây có thể truyền được âm?
Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, chân không, khí chlorine, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su.
A. Tường gạch, tấm nhựa, khí chlorine, sắt nóng chảy, sàn gỗ.
B. Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, khí chlorine, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su.
C. Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su.
D. Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, sắt nóng chảy, sàn gỗ.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?
A. Nước suối chảy. B. Mặt trống khi được gõ.
C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi-ta. D. Sóng biển vỗ vào bờ.
Câu 21: Máu có màu đỏ sẫm là biểu hiện của
A. Máu giàu oxygen. B. Máu giàu carbon dioxigen.
C. Máu giàu chất dinh dưỡng. D. Máu nghèo chất dinh dưỡng.
Câu 22: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm.
B. Mùa xuân đất nước có ý nghĩa quan trọng.
C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn.
D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
Câu 23: Quá trình quang hợp sẽ bị giảm hoặc ngừng hẳn khi nhiệt độ
A. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C). B. Nhiệt độ quá cao (trên 50°C).
C. Nhiệt độ quá thấp (dưới 10°C). D. Cả hai phương án A, C đều đúng.
Câu 24: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản?
A. Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố : hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.
C. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
D. Cả hai phương án A, B đều sai.
Câu 25: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp?
A. quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
B. quá trình hô hấp làm sạch môi trường.
C. quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.
D. quá trình hô hấp chuyển hóa glucid thành CO2, H2O và năng lượng.
Câu 26: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.
(1) Sau 3 – 4 ngày đếm số hạt nảy mầm.
(2) Cho vào 3 cốc, mỗi cốc 10 hạt đậu xanh, tương ứng như sau :
Cốc 1: Hạt đậu nhỏ, sâu mọt (giống xấu).
Cốc 2: Hạt đậu to, mầy, bóng sáng (giống tốt).
Cốc 3: Hạt đậu nhỏ, lép, sẫm màu (giống xấu).
(3) Sử dụng các điều kiện bên ngoài (độ ẩm, không khí và nhiệt độ) cần cho hạt đậu xanh nảy mầm giống nhau.
Sắp xếp thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:
A. (2) → (3) → (1) B. (3) → (2) → (1) C. (2) → (1) → (3) D. (3) → (1) → (2)
Câu 27: Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,...) lâu ngày trong túi hút chân không?
A. Khi hút chân không, lượng CO2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng.
B. Khi hút chân không, lượng O2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng.
C. Cả hai phương án trên đều sai.
D. Cả hai phương án trên đều đúng.
Câu 28: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?
A. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.
B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 29: Thí nghiệm quan sát khí khổng bao gồm các bước sau
1. Mô tả và vẽ hình dạng khí khổng quan sát được
2. Nhỏ một giọt nước lên mảnh biểu bì, đặt lamen lên
3. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x, rồi tăng lên 40x, tìm các khí khổng
4. Lấy một lá cây thài lài tía, gấp một phần lá ở gần một đầu
5. Dùng kim mũi mác cẩn thận tách lớp biểu bì dưới
6. Đặt mảnh biểu bì vừa tách lên một lam kính
Quy trình thí nghiệm đúng là
A. 1-2-3-4-5-6. B. 4-5-6-1-2-3. C. 4-5-6-3-2-1. D. 4-5-6-2-3-1.
Câu 30: Vì sao khi người thiếu sắt, da trở nên xanh xao?
A. Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu huyết sắc tố mang oxy đến các tế bà, thiếu sắt thì hàm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn tới da sẽ trông nhợt nhạt, xanh xao.
B. Thiếu sắt cơ thể người không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác nên da trở nên xanh xao.
C. Thiếu sắt làm các cơ bị teo, cơ thể không được vận động da sẽ trở nên xanh xao.
D. Sắt là yếu tố làm đều màu da và trắng da, thiếu sắt da sẽ trở nên xanh xao.
Đề 2
Câu 1: Nguyên tử là
A. hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên chất.
B. hạt cực kì nhỏ bé, mang điện.
C. hạt mắt thường quan sát được.
D. hạt mang điện tích âm.
Câu 2: Electron không có đặc điểm nào sau đây?
A. mang điện tích dương. B. mang điện tích âm.
C. kí hiệu là e. D. tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử.
Câu 3: Nguyên tử sodium có số electron là 11 và neutron là 12. Tổng số hạt trong Sodium là
A. 33. B. 31. C. 34. D. 32.
Câu 4: Nguyên tử carbon, nitrogen, phosphorus, potassium có kí hiệu hóa học lần lượt là:
A. He, N, P, K. B. C, N, F. K. C. C, N, P, K. D. C, N, P, S.
Câu 5: Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học sodium và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố sodium và chlorine có lần lượt 11 và 17 electron. Số electron lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử sodium và chlorine lần lượt là
A. 1 và 7. B. 3 và 9. C. 9 và 15. D. 3 và 7.
Câu 6: Nguyên tử carbon có 6 proton và 6 neutron. Khối lượng một nguyên tử carbon tính theo đơn vị amu là
A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.
Câu 7: Mô hình cấu tạo nào dưới đây của nguyên tử của sodium, biết số electron của nguyên tử sodium là 11.
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử.
(b) Kí hiệu hóa học của oxygen là O.
(c) Bo là kí hiệu hóa học của nguyên tố boron.
(d) Kí hiệu hóa học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.
(e) Tất cả các nguyên tử có số proton bằng 6 đều thuộc nguyên tố Carbon.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VA. Số proton trong X là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm VIA, là kim loại.
B. chu kì 2, nhóm VIIA, là phi kim.
C. chu kì 3, nhóm VIA, là phi kim.
D. chu kì 2, nhóm VIIA, là kim loại.
Câu 11: Đơn vị nào không dùng để đo tốc độ?
A. mm/s B. km/h C. h/min D. cm/s
Câu 12: Một con đại bàng bay với tốc độ 90km/h được quãng đường 7500m. Thời gian đại bàng đã bay là bao nhiêu?
A. 12 phút B. 5 phút C. 8,3 phút D. 12 phút
Câu 13: Một vận động viên chạy đường dài trên quãng đường AB dài 1 km, thời gian cả đi lẫn về hết 400 giây. Tốc độ của vận động viên là bao nhiêu?
A. 5m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 2,5m/s
Câu 14: Một chú rùa chuyển động với tốc độ không đổi 2,51cm/s, trong lúc chú thỏ đang dừng lại và thong thả gặm cà rốt. Tính từ vị trí thỏ đang dừng lại, xác định khoảng cách giữa rùa và thỏ sau 50s
A. 12,5m B. 125,5cm C. 19,9m D. 199cm
Câu 15: Trong cuộc thi chạy 100m ở trường, thành tích của 5 bạn được ghi ở bảng số liệu sau:
Tốc độ nhỏ nhất là bao nhiêu?
A. 5,39 m/s B. 6,24 m/s C. 5,49 m/s D. 6,94 m/s
Câu 16: Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100m trong 40s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50m trong 40s. Đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá được cho ở hình dưới đây. Tốc độ của dòng nước là:
A. 1,25m/s B. 2m/s C. 1m/s D. 2,5m/s
Câu 17: Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo bởi sự dao động của
A. cột không khí trong ống sáo. B. thành ống sáo.
C. các ngón tay của người thổi. D. đôi môi của người thổi.
Câu 18: Âm thanh không truyền được trong
A. thủy ngân. B. khí hydrogen. C. chân không. D. thép.
Câu 19: Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện thấy nguy hiểm, chúng thường dậm chân xuống đất để thông báo cho nhau. Em hãy giải thích hiện tượng này.
A. Vì voi chỉ nghe được tiếng dậm châm.
B. Vì tiếng kêu của chúng nhỏ hơn tiếng dậm châm.
C. Vì dậm chân xuống đất có thể đe dọa được các loài vật khác.
D. Vì âm thanh truyền trong đất nhanh và xa hơn so với truyền trong không khí.
Câu 20: Một người dùng búa gõ vào đường ray xe lửa, một người khác đứng cách đó 432 m và áp tai vào đường ray xe lửa thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 1,2 s. Xác định tốc độ truyền âm trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong thép là 6100 m/s.
A. 340 m/s. B. 3400 m/s. C. 383 m/s. D. 3830 m/s.
Câu 21: Tại ti thể của tế bào, các chất hữu cơ tổng hợp được từ quá trình quang hợp hoặc từ
A. thức ăn được phân giải thành nước và carbon dioxide.
B. thức ăn được phân giải thành nước và năng lượng.
C. thức ăn được phân giải thành carbon dioxide và năng lượng.
D. thức ăn được phân giải thành các chất hữu cơ và năng lượng.
Câu 22: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp?
A. Nước là nguyên liệu quang hợp.
B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ.
C. Điều tiết khí khổng.
D. Tất cả các nhận định trên đều sai.
Câu 23: Cơ quan đảm nhận vai trò thoát hơi nước ở thực vật là?
A. Khí khổng. B. Lông hút. C. Mạch dẫn. D. Biểu bì lá.
Câu 24: Hoàn thành phương trình quang hợp sau:
A. Carbon dioxide. B. Nitrogen. C. Chất hữu cơ. D. Nước.
Câu 25: Điều kiện diễn ra quá trình quang hợp ở thực vật là?
A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. pH. D. Độ ẩm.
Câu 26: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?
(1) Lấy thức ăn. (2) Nghiền nhỏ thức ăn.
(3) Biến đổi thức ăn. (4) Thải ra.
(5) Tăng nhiệt độ.
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 27: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là
A. Cơ năng thành hóa năng. B. Hóa năng thành cơ năng.
C. Hóa năng thành nhiệt năng. D. Cơ năng thành nhiệt năng.
Câu 28: Xét các loài sinh vật sau
(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
(4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang?
A. (1), (2), (4) và (6). B. (3), (4), (5) và (6). C. (4) và (5). D. (1), (2), (3) và (5).
Câu 29: Động vật hô hấp bằng phổi là
A. Cá chép. B. Kiến. C. Chim bồ câu. D. Ốc sễ.
Câu 30: Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả như trong bảng sau:
Một bạn nam có cân nặng 50kg, em hãy tính lượng nước mà bạn nam này cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
A. 2 L. B. 0,2 L. C. 2,1 L. D. 21 L.
Đề 3
Câu 1: Vỏ nguyên tử được tạo bởi
A. một hay nhiều protron chuyển động xung quanh hạt nhân.
B. một hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
C. một hay nhiều neutron chuyển động xung quanh hạt nhân.
D. nhiều electron chuyển động xung quang hạt nhân.
Câu 2: Cho mô hình cấu tạo của hydrogen và helium
Cho các nhận định sau:
(a) EHe = 2EH.
(b) Số PHe = EHe = 2.
(c) Số đơn vị điện tích hạt nhân trong H là 1.
(d) Số NH = 0, NHe = 1.
(e) Điện tích hạt nhân trong nguyên tử He là +2.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Trong hạt nhân nguyên từ fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 4: Cho mô hình nguyên tử của 3 nguyên tử khác nhau
Từ mô hình của 3 nguyên tử, cho biết
A. chúng đều thuộc một nguyên tố hóa học.
B. chúng có khối lượng tính theo amu là giống nhau
C. chúng có cùng số proton.
D. chúng thuộc 3 nguyên tố khác nhau.
Câu 5: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hóa học của nguyên tố magnesium?
A. MG. B. Mg. C. mg. D. mG.
Câu 6: Nguyên tử lithium có 3 electron. Số proton trong lithium là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 7: Khối lượng một nguyên tử của nguyên tố oxygen là 16 amu, biết oxygen có 8 neutron. Số electron của oxygen là
A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
Câu 8: Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IIA. Số proton trong X là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vị trí và tính chất của X trong tuần hoàn là
A. chu kì 2, nhóm IIA, là phi kim. B. chu kì 2, nhóm IIA, là kim loại.
C. chu kì 3, nhóm IIIA, là kim loại. D. chu kì 3, nhóm IIIA, là phi kim
Câu 10: Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Mô hình cấu tạo nào dưới đây của nguyên tử silicon?
Câu 11: Đơn vị tốc độ là
A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m
Câu 12: Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5 m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,5 km là
A. 50s B. 500s C. 100s D. 10s
Câu 13: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là
A. 8 h. B. 16 h. C. 24 h. D. 32 h.
Câu 14: Một ô tô lên dốc với tốc độ 12 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Tốc độ trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là
A. 22,5 km/h. B. 20 km/h. C. 30 km/h. D. 16 km/h.
Câu 15: Camera của một thiết bị bắn tốc độ ghi được thời gian một ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2, cách nhau 10 m là 0,50 s. Hỏi ô tô có vượt quá tốc độ cho phép là 60 km/h không?
A. Ô tô không vượt quá tốc độ cho phép.
B. Ô tô vượt quá tốc độ cho phép.
C. Không đủ điều kiện để kết luận.
D. Không có tốc độ cho phép.
Câu 16: Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100m trong 40s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50m trong 40s. Đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá được cho ở hình dưới đây. Tốc độ bơi của rái cá trong 40s đầu là:
A. 1,25m/s B. 2m/s C. 1m/s D. 2,5m/s
Câu 17: Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?
A. Mặt bàn dao động phát ra âm.
B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm.
C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm.
D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.
Câu 18: Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?
A. Tay bấm dây đàn. B. Tay gảy dây đàn. C. Hộp đàn. D. Dây đàn.
Câu 19: Âm thanh được tạo ra nhờ
A. nhiệt. B. điện. C. ánh sáng. D. dao động.
Câu 20: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là
A. 1700 m. B. 850 m. C. 3400 m. D. 1000 m.
Câu 21: Nước có tính chất gì?
A. Nước (không tinh khiết) có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
B. Nước có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
C. Nước hòa tan được dầu.
D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
Câu 22: Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật là
A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
B. Cung cấp năng lượng.
C. Tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 23: Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?
A. Buổi tối. B. Sáng sớm. C. Buổi chiều. D. Suốt cả ngày đêm.
Câu 24: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp bằng
A. Mang. B. Phổi. C. Qua bề mặt cơ thể. D. Bằng hệ thống ống khí.
Câu 25: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?
A. Năng lượng cơ thể bị thất thoát qua hô hấp trong quá trình nghỉ ngơi.
B. Khi cơ thể nghỉ ngơi sẽ không tiêu tốn năng lượng.
C. Các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động trong quá trình nghỉ ngơi, vẫn tiêu tốn năng lượng.
D. Cơ thể sinh vật chỉ thực hiện tích trữ năng lượng trong qus trình nghỉ ngơi.
Câu 26: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?
A. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.
B. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.C. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.
D. Phương án A, C đúng.
Câu 27: Tại sao nói: “Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau”?
A. Cơ thể sống là một thể thống nhất gồm các cơ quan và hệ cơ quan hoạt động riêng biệt với các chức năng nhất định.
B. Cơ thể sống là mọ hệ kín gồm gồm các cơ quan và hệ cơ quan hoạt động riêng biệt với các chức năng nhất định.
C. Cơ thể sống là một thể tống nhất gồm các cơ quan và hệ cơ quan luôn hoạt động thống nhất với nhau.D. Cơ thể sống là mọ hệ kín gồm các cơ quan và hệ cơ quan luôn hoạt động thống nhất với nhau.
Câu 28: Quá trình quang hợp sẽ bị giảm hoặc ngừng hẳn khi nhiệt độ
A. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C) B. Nhiệt độ quá cao (trên 50°C)
C. Nhiệt độ quá thấp (dưới 10°C) D. Cả hai phương án A, C đều đúng.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản phẩm của hô hấp tế bào?
A. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
B. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Khí carbon dioxide, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).
C. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, khí carbon dioxide và đường.
D. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).
Câu 30: Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt, ...) lâu ngày trong túi hút chân không?
A. Khi hút chân không, lượng CO2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng.
B. Khi hút chân không, lượng O2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng.
C. Cả hai phương án trên đều sai.
D. Cả hai phương án trên đều đúng.
Đề 4
Câu 1: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
A. Electron. B. Neutron. C. Proton. D. Neutron và proton.
Câu 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo
A. chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
B. chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.
C. chiều tăng dần của nguyên tử khối.
D. chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Câu 3: Nguyên tử nitrogen có số electron là 7. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen là
A. 10. B. 8. C. 9. D. 7.
Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của nguyên tử carbon
A. Carbon có 6 electron.
B. Hạt nhân nguyên tử có 6 electron.
C. Có 6 proton trong hạt nhân nguyên tử.
D. Điện tích hạt nhân của carbon là +6.
Câu 5: Nitrogen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitrogen, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là
A. 7. B. 2, 5. C. 2, 2, 3. D. 2, 4, 1.
Câu 6: Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử fluorine xấp xỉ bằng
A. 9 amu. B. 10 amu. C. 19 amu. D. 28 amu.
Câu 7: Nguyên tử hydrogen, nitrogen, fluorine, potassium có kí hiệu hóa học lần lượt là:
A. He, N, F, K. B. H, Ni, F. K. C. H, N, F, K. D. H, N, F, P.
Câu 8: Cho bảng sau:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. X1, X2 thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
B. X1, X2, X3 có tổng số hạt mang điện lần lượt là: 17, 16, 12.
C. Khối lượng nguyên tử X1, X2, X3 theo đơn vị amu lần lượt là: 17, 15, 12.
D. Tổng số hạt của X2 lớn hơn tổng số hạt của X1.
Câu 9: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là
A. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là kim loại.
B. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là phi kim.
C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại.
D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.
Câu 10: Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. +12. B. +13. C. +11. D. +10.
Câu 11: Một con chuột túi chạy 20 phút với tốc độ không đổi thì chạy được quãng đường dài 16,8 km. Tốc độ của con chuột túi là
A. 50,4 km/h B. 84 km/h C. 14 km/h D. 33,6 km/h
Câu 12: Hùng đạp xe lên dốc dài 150 m với tốc độ 2 m/s, sau đó xuống dốc dài 120 m hết 30 s. Hỏi tốc độ trung bình của Hùng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s. B. 8 m/s. C. 4,67 m/s. D. 2,57 m/s.
Câu 13: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào?
A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây.
B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
D. Cổng quang điện và thước cuộn.
Câu 14: Hình dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Dựa vào hình vẽ, hãy chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu sau
b) Sau 2 s, vật đi được 4 m.
c) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12 m.
d) Thời gian để vật đi được 8 m là 4 s.
A. b, c, d. B. b, d. C. a, b, d. D. a, c.
Câu 15: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8s. Tốc độ của vật là:
A. 20m/s B. 8m/s C. 0,4m/s D. 2,5m/s
Câu 16: Xe buýt trên đường không có giải phân cách cứng với tốc độ v nào sau đây là tuân thủ quy định về tốc độ tối đa của Hình 11.1?
A. 50 km/h < v < 80 km/h. B. 70 km/h < v < 80 km/h.
C. 60 km/h < v < 70 km/h. D. 50 km/h < v < 60 km/h.
Câu 17: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?
A. Màng loa. B. Thùng loa.
C. Dây loa. D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.
Câu 18: Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
A. Người ca sĩ phát ra âm.
B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm.
C. Màn hình tivi dao động phát ra âm.
D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm.
Câu 19: Âm thanh không thể truyền trong
A. chất lỏng. B. chất rắn. C. chất khí. D. chân không.
Câu 20: (ID: 588676) Giả sử trong không gian vũ trụ thuộc hệ Mặt Trời có hai thiên thạch va chạm với nhau thì ở trên Trái Đất ta có nghe thấy âm thanh của vụ nổ này không? Tại sao?
A. Không, vì âm thanh không truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất.
B. Có, vì âm thanh truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất.
C. Không, vì âm thanh không truyền được trong chân không.
D. Có, vì âm thanh truyền được trong chân không.
Câu 21: Chất hữu cơ được tổng hợp ở thực vật thông qua quá trình nào?
A. Hô hấp tế bào. B. Quang hợp.
C. Trao đổi khí ở thực vật. D. Hấp thu nước và muối khoáng.
Câu 22: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là:
A. Nhân tế bào. B. Thành tế bào. C. Lục lạp. D. màng tế bào.
Câu 23: Hô hấp tế bào gồm
A. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide.
B. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước.
C. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng.
D. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ.
Câu 24: Ở động vật khi tiếp xúc với môi trường có nồng độ carbon dioxide cao thì
A. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong.
B. CO cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong.
C. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cưởng độ hô hấp tế bào giảm.
D. O2 cạnh tranh với CO2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm.
Câu 25: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp?
A. Nước là nguyên liệu quang hợp.
B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ.
C. Điều tiết khí khổng.
D. Tất cả các nhận định trên đều sai.
Câu 26: Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm.
(1) Sử dụng phân bón hữu cơ cho cây lương thực.
(2) Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
(3) Khử khuẩn chuồng trại sau mỗi vụ chăn nuôi.
(4) Ao, chuồng bị ô nhiễm.
(5) Thực phẩm bị tiêm, tẩm hóa chất.
(6) Ăn chín, uống sôi.
(7) Chế biên thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
(8) Điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp.
A. (1), (2), (4), (6), (7). B. (2), (4), (6), (7), (8). C. (3), (5), (6), (7), (8). D. (2), (4), (5), (7), (8).
Câu 27: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào?
A. Carbon dioxide. B. Nhiệt. C. Oxygen. D. Tinh bột
Câu 28: Vì sao mở nắp mang cá có thể biết cá còn tươi hay không?
A. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ tươi. Ngược lại, mang cá có màu đỏ sẫm.
B. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ sẫm. Ngược lại, mang cá có màu đỏ tươi.
C. Vì khi cá còn tươi, mang cá vẫn đóng mở bình thường. Ngược lại mang cá khép kín.
D. Vì khi cá còn tươi, mang cá khép lại. Ngược lại, mang cá mang cá vẫn đóng mở bình thường.
Câu 29: Thực vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào sau đây?
A. Các muối khoáng C, H, O, N, P,... B. Carbohydrate (chất bột đường).
C. Lipid (chất béo); protein (chất đạm). D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 30: Đâu không phải là vai trò của nước?
A. Nước là thành phần xúc tác cho các phản ứng.
B. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào và cơ thể.
C. Nước là dung môi hòa tan các chất.
D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa
Đề 5
Câu 1: Nguyên tử được cấu tạo bởi hai thành phần chính là
A. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. B. hạt electron và vỏ nguyên tử.
C. hạt proton và vỏ nguyên tử. D. hạt neutron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 2: Cho mô hình nguyên tử Aluminium. Số electron, proton của Alumimium lần lượt là:
A. 14, 14. B. 12, 13. C. 13, 13. D. 13, 12.
Câu 3: Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là
A. 1, 8, 2. B. 2, 8, 1. C. 2, 3. D. 3, 2.
Câu 4: Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi
A. số eletron. B. số neutron.
C. số proton. D. tổng số hạt electron và proton.
Câu 5: (ID: 583340) Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là O, Cl, Al, Ca?
A. Oxygen, chlorine, aluminium, calcium. B. Oxygen, carbon, argon, calcium.
C. Oxygen, chlorine, aluminium, carbon. D. Oxygen, boron, argon, calcium.
Câu 6: Cho bảng sau:
A. X, Z thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
B. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Z, T thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
D. Khối lượng nguyên tử tính theo amu của Z lớn hơn hơn của X.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 16. Số neutron trong X bằng 16. Tên gọi của nguyên tố X là
(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16)
A. Calcium. B. Sulfur. C. Potassium. D. Oxygen.
Câu 8: Nguyên tố X (Z = 8) là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này sự cháy không thể xảy ra. Kí hiệu hóa học, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. N. chu kì 2, nhóm VA. B. O, chu kì 4, nhóm IA.
C. C, chu kì 2, nhóm IVA. D. O, chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong nguyên tử, các electron xếp thành từng lớp.
B. Khối lượng nguyên tử tập chung ở hạt nhân nguyên tử.
C. Khối lượng của proton bằng khối lượng của neutron.
D. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ vỏ nguyên tử vào hạt nhân.
Câu 10: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Vị trí và tính chất của A trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 2, nhóm IIA, là kim loại. B. chu kì 3, nhóm IIA, là kim loại.
C. chu kì 2, nhóm IA, là phi kim. D. chu kì 3 nhóm IA, là phi kim.
Câu 11: Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với tốc độ 12km/h trong 10 phút. Quãng đường AB là:
A. 120km. B. 10km. C. 2km. D. 12km.
Câu 12: Một con thỏ chạy một quãng đường 1,5km hết 2 phút và một con chuột túi chạy với vận tốc 14m/s. Con nào chạy nhanh hơn?
A. Thỏ nhanh hơn chuột túi. B. Chuột túi nhanh hơn thỏ.
C. Hai con chạy nhanh như nhau. D. Không so sánh được.
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
Câu 14: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ. Từ đồ thị xác định tốc độ đi bộ của người đó.
A. 1,4m/s B. 0,7m/s C. 2,8m/s D. 2,1m/s
Câu 15: Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một xe buýt xuất phát từ trạm A, chạy theo tuyến cố định đến trạm B, cách A 80km. Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát xe buýt đi đến trạm B:
A. 0,5h B. 1,0h C. 1,5h D. 2,0h
Câu 16: Hãy dùng quy tắc “3 giây” để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 70 km/h. Khoảng cách tính được này có phù hợp với quy định về tốc độ tối đa trong Bảng 11.1 không?
A. 58,3 m, có phù hợp. B. 58,3 m, không phù hợp.
C. 52,3 m, có phù hợp. D. 52,3 m, không phù hợp.
Câu 17: Vật phát ra âm trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động.
Câu 18: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?
A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm.
B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm.
C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm.
D. Cả ba lí do trên.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn?
A. Áp tai xuống một đầu bàn gỗ, gõ nhẹ vào đầu còn lại, tai nghe được tiếng gõ.
B. Cá heo có thể giao tiếp với nhau ở dưới nước.
C. Một người ở đầu phòng nói to, người ở cuối phòng có thể nghe rõ âm thanh của người kia phát ra.
D. Khi đánh cá, ngư dân thường chèo thuyền đi xung quanh lưới và gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới.
Câu 20: Âm thanh không thể truyền trong chân không vì
A. chân không không có trọng lượng.
B. chân không không có vật chất.
C. chân không là môi trường trong suốt.
D. chân không không đặt được nguồn âm.
Câu 21: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm.
B. Mùa xuân đất nước có ý nghĩa quan trọng.
C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn.
D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
Câu 22: Thức ăn đã tiêu hóa thành chất dinh dưỡng đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bằng con đường nào?
A. Hệ bài tiết. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ hô hấp.
Câu 23: Máu có màu đỏ sẫm là biểu hiện của
A. Máu giàu oxygen. B. Máu giàu carbon dioxigen.
C. Máu giàu chất dinh dưỡng. D. Máu nghèo chất dinh dưỡng.
Câu 24: Chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?
A. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng đi xuống.
B. Dòng mạch gỗ là dòng đi xuống, dòng mạch rây là dòng đi lên.
C. Dòng mạch gỗ là dòng hai chiều, dòng mạch rây là dòng đi xuống.
D. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng hai chiều.
Câu 25: Nước ảnh hưởng thế nào đến quá trình đóng mở khí khổng của cây?
A. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại.
B. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí khép lại; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí mở ra.
C. Nước là tín hiệu hóa học kích thích sự đóng mở của khí khổng.
D. Nước là nguyên liệu của quá trình quang hợp, khi cây thiếu nước, khí khổng mở hút các phân tử nước từ không khí.
Câu 26: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Carbon dioxide. B. Hydrogen dioxide. C. Oxygen. D. Nitrogen.
Câu 27: Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng ?
(1) Tảo lục. (2) Thực vật.
(3) Ruột khoang. (4) Nấm. (5) Trùng roi xanh.
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5).
Câu 28: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?
(1) Lấy thức ăn.(2) Nghiền nhỏ thức ăn.
(3) Biến đổi thức ăn.(4) Thải ra.
(5) Tăng nhiệt độ.
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 29: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?
A. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
B. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
C. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
D. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.
Câu 30: Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ?
A. Các loại thịt. B. Các loại hải sản. C. Các loại rau, củ, quả. D. Các loại sữa.
Đề 6
Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Trong các hình sau đây, hình nào biểu diễn chum sáng phân kì?
A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d.
Câu 2: Nguyên tố có kí hiệu hóa học K là:
A. Sodium B. Copper C. Potassium D. Lithium
Câu 3: Trong quá trình quang hợp, sự chuyển hóa năng lượng được diễn ra:
A. thế năng => động năng. B. quang năng => hóa năng
C. quang năng => động năng. D. thế năng => hóa năng.
Câu 4: Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là:
A. Phản xạ. B. Phản xạ gương.
C. Phản xạ ánh sáng. D. Phản xạ khuếch tán.
Câu 5: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử magnesium:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử có 14 electron.
B. Magnesium có 12 electron.
C. Điện tích hạt nhân của magnesium là +6.
D. Có 24 neutron trong hạt nhân của nguyên tử.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
A. Thước thẳng và đồng hồ bấm giây.
B. Cổng quang điện.
C. Đồng hồ bấm giây.
D. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện
Câu 7: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng trong trường hợp nào sau đây?
A. Pin mặt trời đang hoạt động.
B. Phơi khô quần áo.
C. Diêp lục ở lá cây.
D. Tổng hợp vitamin D ở người.
Câu 8: Hóa trị của nitrogen trong hợp chất N2O3 là:
A. V B. IV C. I D. III
Câu 9: Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Khối lượng của phân tử carbon dioxide là:
A. 44 amu B. 28 amu C. 40 amu D. 20 amu
Câu 10: Nồng độ carbon dioxide thấp nhất mà cây có thể quang hợp được là:
A. 0,008 – 0,01% B. 0,01 – 0,03% C. 0,03% D. 0,008%
Câu 11: Một tia sáng chiếu tới SI đến gương phẳng và hợp với mặt phẳng một góc 35o như hình vẽ. Kết luận nào sau đây đúng?
B. Góc hợp với tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới I bằng 45o
C. Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 100o
D. Góc phản xạ bằng 55o
Câu 12: Nguyên tố hóa học nào sau đây không thuộc nhóm kim loại kiềm thổ?
A. Magnesium B. Calcium C. Caesium D. Beryllium
Câu 13: Có 4 âm A, B, C, D với tần số tương ứng là 587 Hz; 261 Hz; 698 Hz; 440 Hz. Em hãy sắp xếp các âm trên theo thứ tư âm trầm dần.
A. B – D – A – C. B. D – B – A – C. C. A – B – C – D. D. C – A – D – B.
Câu 14: Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào gồm
A. khí oxygen, glucose và năng lượng.
B. khí oxygen, nước và năng lượng.
C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng.
D. khí carbon dioxide, glucose và nước.
Câu 15: Cho đồ thị sOt, quãng đường vật đi được trong 3 giờ cuối là:
A. 0,5 km B. 1 km C. 1,5 km D. 2 km
Câu 16: Cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống của cơ thể là vai trò của
A. nước. B. khí oxygen.
C. chất dinh dưỡng. D. khí carbon dioxide.
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố chlorine?
b) Nguyên tố chlorine ngày nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Câu 2 (2 điểm) Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp.
Câu 3 (3 điểm) Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6. Hãy cho biết:
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố nào?
b) Khối lượng mỗi nguyên tố trong một phân tử glucose bằng bao nhiêu?
c) Khối lượng phân tử glucose là bao nhiêu?
Đề 7
Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Ngưỡng âm thanh làm đau tai là:
A. 120dB B. 130dB C. 70dB D. 60dB
Câu 2: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?
A. Li, Si, Ne B. Mg, P, Ar C. K, Fe, Ag D. B, Al, In
Câu 3: Một xe máy chuyển động thẳng đều với tốc độ 50 km/h. Thời gian để xe máy đi từ Hà Nội tới Sơn Tây? Biết khoảng cách từ Hà Nội tới Sơn Tây là 45km.
A. 90 phút B. 45 phút C. 54 phút D. 0,45 giờ
Câu 4: Trong hình sau, đâu là ảnh của S qua gương phẳng?
A. S1 B. S2 C. S3 D. S4
Câu 5: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế nào sau đây?
A. Khuếch tán B. Thẩm thấu C. Bán thấm D. Đối lưu
Câu 6: Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây?
A. Màng loa trong điện thoại. B. Bạn Hà.
C. Màn hình của điện thoại. D. Nút chỉnh âm trên điện thoại.
Câu 7: Tính chất không chính xác về hợp chất cộng hoá trị là:
A. Hợp chất cộng hoá trị có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.
B. Hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy kém hơn hợp chất ion.
C. Hợp chất cộng hoá trị có có phân cực thường tan được trong nước.
D. Hợp chất cộng hoá trị không phân cực dẫn điện ở mọi trạng thái.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản?
A. Bảo quản lạnh là phương pháp bảo quản nông sản có hiệu quả cao nhất.
B. Các loại thực phẩm đều có nhiệt độ bảo quản thích hợp như nhau.
C. Hạt được phơi khô đến khi độ ẩm của hạt còn dưới 13%.
D. Các loại thực phẩm, rau, quả thường được bảo quản trong kho lạnh.
Câu 9: Nguyên tử X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt proton là 19. Số electron lớp ngoài cùng của X là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10: Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
A. Lục lạp B. Ribosome C. Lysosome D. Ti thể
Câu 11: Cho các phân tử sau: CO2, H2, CaCl2, Cl2. Phân tử có khối lượng nhỏ nhất là
A. CO2. B. H2. C. CaCl2. D. Cl2.
Câu 12: Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = …. km/h.
A. 54 km/h. B. 4,167 km/h. C. 540 km/h. D. 360 km/h.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp?
A. Nhiệt độ cao từ 40oC – 45oC thuận lợi cho hầu hết các loài cây quang hợp.
B. Cây dừa, cây phi lao, cây thông là những cây cần nhiều ánh sáng.
C. Nếu nồng độ CO2 tăng quá cao có thể làm cây chết vì ngộ độc.
D. Quang hợp của cây sẽ khó khăn khi tế bào lá cây mất nước.
Câu 14: Cho ô nguyên tố nitrogen như hình sau
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử nitrogen có 14 proton.
B. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là Ni.
C. Nguyên tố nitrogen ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
D. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 7 amu.
Câu 15: Vì sao trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây ngập úng?
A. Vì để oxygen dễ khuếch tán vào đất, giúp rễ cây hô hấp.
B. Vì để carbon dioxide dễ khuếch tán vào đất, giúp rễ cây hô hấp.
C. Vì để oxygen dễ khuếch tán vào đất, giúp rễ cây hạn chế hô hấp.
D. Vì để tăng lượng carbon dioxide trong đất, giúp rễ cây vận chuyển nước và muối khoáng dễ dàng hơn.
Câu 16: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?
A. Cân điện tử. B. Cổng quang điện.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số. D. Bình chia độ.
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Trình bày những đặc điểm của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp.
Câu 2 (2 điểm)
a) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Si hóa trị IV và O.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất vừa lập ở ý a). Biết khối lượng nguyên tử Si là 28.
Câu 3 (3 điểm)
a) Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5m là 0,28 s. Hỏi xe đi với tốc độ bao nhiêu và có vượt quá tốc độ giới hạn cho phép không? Biết tốc độ giới hạn của xe chạy trên cung đường là 60 km/h.
b) Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là bao nhiêu?
Đề 8
Phần trắc nghiệm (4 điểm):
Câu 1: Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn người bệnh bướu cổ ở người?
A. Chlorine B. Oxygen C. Helium D. Iodine
Câu 2: Cho mô hình nguyên tử nitrogen như sau
Phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Nitrogen nằm ở ô thứ 6 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
B. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 14.
C. Nitrogen thuộc nhóm kim loại.
D. Số lượng electron trong nguyên tử nitrogen là 8.
Câu 3: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Hydrogen. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide.
Câu 4: Loài thực vật nào sau đây được xếp vào nhóm cây ưa bóng?
A. Cây lá lốt B. Cây phi lao C. Cây xương rồng D. Cây phượng.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?
A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.
Câu 6: Phần trăm khối lượng nguyên tố oxygen trong hợp chất N2O là
A. 76,19% B. 63,64% C. 36,36% D. 20,19%
Câu 7: Quá trình hô hấp có ý nghĩa
A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển
B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
C. làm sạch môi trường.
D. chuyển hóa carbon dioxide thành oxygen.
Câu 8: Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là:
A. I B. II C. III D. IV
Câu 9: Phân tử hóa học nào sau đây tồn tại liên kết ion trong phân tử?
A. Ammonia. B. Carbon dioxide C. Magnesium oxide D. Đường ăn.
Câu 10: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch xuất mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s. Tốc độ của ô tô này bằng bao nhiêu?
A. 14,3 km/h B. 51,4 km/h C. 18,5 m/s D. 21,1 m/s
Câu 11: Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người nông dân thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Mục đích của việc làm này là:
A. Duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây quang hợp.
B. Tránh cho cây mất nước quá nhiều.
C. Tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
D. Duy trì hàm lượng oxygen trong đất.
Câu 12: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4h:
Thời gian (h) | 1 | 2 | 3 | 4 |
Quãng đường (km) | 60 | 120 | 180 | 240 |
Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?
Câu 13: Khối lượng phân tử hợp chất MgO là:
A. 16 B. 40 C. 42 D. 60
Câu 14: Trao đổi chất ở sinh vật là
- sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
- tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật đảm bảo duy trì sự sống.
- tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
- quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Câu 15: Chiếu một tia sáng tới chếch một góc 20o vào một gương phẳng như hình dưới đây ta được tia sáng phản xạ tạo với tia sáng tới một góc:
A. 40o B. 70o C. 80o D. 140o
Câu 16: Nguyên tố X có số thứ tự 14 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Phần tự luận (6 điểm):
Câu 1 (1 điểm): Hợp chất X có công thức FexOy, trong đó O chiếm 30% theo khối lượng. Biết khối lượng phân tử X là 160 amu. Xác định công thức hóa học của hợp chất X.
Câu 2 (2 điểm): Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
Câu 3 (3 điểm):
a) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường?
b) Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Đề 9
Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
A. Hydrogen B. Helium C. Nitrogen D. Sodium
Câu 2: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố K trong phân bón KNO3 là:
A. 38,6% B. 47,5% C. 13,9% D. 27,8%
Câu 3: Vận tốc của ô tô bằng 21 m/s. Nếu đổi vận tốc đó sang đơn vị km/h thì có giá trị nào sau đây?
A. 70,5 km/h. B. 72,3 km/h. C. 74,5 km/h. D. 75,6 km/h.
Câu 4: Hàm lượng khi carbon dioxide trong không khí thuận lợi cho hô hấp tế bào là:
A. 0,01% B. 0,03% C. 0,008% D. 0,008 – 0,01%
Câu 5: Hóa trị của Aluminium tron hợp chất Al2O3 là
A. I B. II C. III D. IV
Câu 6: Vật nào sau đây phản xạ âm tốt?
A. Miếng xốp B. Tấm gỗ C. Mặt gương D. Đệm cao su
Câu 7: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số thứ tự ô nguyên tố A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. 12 B. 24 C. 13 D. 6
Câu 8: Liên kết được hình thành trong phân tử muối ăn là
A. liên kết cộng hóa trị B. liên kết ion
C. liên kết hydrogen D. liên kết kim loại
Câu 9: Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
D. Cả 3 phương án đúng.
Câu 10: Trong thí nghiệm phát hiện sự tạo thành khí trong quá trình quang hợp, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nhằm mục đích là
A. xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không.
B. cung cấp khí carbon dioxide.
C. hong khô ống nghiệm.
D. loại bỏ vi khuẩn xung quanh ống nghiệm.
Câu 11: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành
A. hoá năng. B. nhiệt năng. C. điện năng. D. cơ năng.
Câu 12: Để đô tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:
1) Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật
2) Dùng thước đo độ dài quãng đường s.
3) Xác định vạch xuất phát và vạch đích khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích.
4) Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích.
Cách sắp xếp nào sau đây đúng?
A. 1 => 2 => 3 => 4 B. 3 => 2 => 1 => 4
C. 2 => 4 => 1 => 3 D. 3 => 2 => 4 => 1
Câu 13: Những loài cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến đổi thành gai) thì cơ quan thực hiện quá tình quang hợp là:
A. Gai B. Thân C. Rễ D. Hoa
Câu 14: Khi độ to của vật tăng thì biên độ dao động âm của vật sẽ biến đổi như thế nào?
A. Tăng B. Giảm
C. Không thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm
Câu 15: Cho các chất sau: sodium chloride, hydrogen, carbon dioxide, magnesium oxide, nước. Trong các chất trên, số chất cộng hóa trị là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền.
B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không thể cắt nhau.
C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Phân tử calcium carbonate có cấu tạo từ các nguyên tố calcium, carbon và oxygen. Biết khối lượng phân tử calcium carbonate là 100 amu, nguyên tố calcium và carbon lần lượt chiếm 40% và 12% khối lượng phân tử. Hãy xác định công thức hóa học của calcium carbonate.
Câu 2 (2 điểm):
a) Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
b) Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào?
Câu 3 (3 điểm):
a) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở sinh vật
b) Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?
Xem thêm tại: https://hoctot.me/bai-viet/124149-de-thi-hoc-ki-1-khtn-7-canh-dieu-de-so-9#ixzz7ncjQubMP
Đề 10
Phần trắc nghiệm (4 điểm):
Câu 1: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?
A. O, S, Se B. N, O, F C. Na, Mg, K D. Ne, Na, Mg
Câu 2: Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng. Biết tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 60o. Khi đó góc phản xạ có giá trị:
A. 15o B. 30o C. 45o D. 60o
Câu 3: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình
A. phân giải. B. tổng hợp. C. đào thải. D. chuyển hóa năng lượng.
Câu 4: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn song ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?
A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
B. Do không khí bên trên bề mặt nước không dao động.
C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
Câu 5: Nhà Quang cách nhà Nam 210m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là:
A. 4,8 km/h B. 1,19 m/s C. 4,8 m/phút D. 1,4 m/s
Câu 6: Phân tử glycerol chứa ba nguyên tử carbon, tám nguyên tử hydrogen và ba nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của glycerol là:
A. 14 amu B. 29 amu C. 92 amu D. 42 amu
Câu 7: Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào?
A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP.
B. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen.
C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng.
D. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.
Câu 8: Mặt của miếng bìa trong hình dưới đây được đặt đối diện với mặt phẳng gương. Hình nào dưới đây là ảnh của miếng bìa trong gương?
Câu 9: Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì:
A. Mỗi nguyên tử A và B đều nhận thêm electron.
B. Một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron.
C. Proton được chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
D. Mỗi nguyên tử A và B đều cho đi electron.
Câu 10: Những vai trò nào sau đây là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cơ thể sinh vật?
(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
(2) Cung cấp nhiệt năng sưởi ấm không khí xung quanh cơ thể.
(3) Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể.
(4) Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
(5) Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời.
A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (5). D. (2), (4), (5).
Câu 11: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là:
A. 1 Hz B. 30 Hz C. 60 Hz D. 120 Hz
Câu 12: Cơ quan thực hiện quá trình quang hợp chủ yếu ở cây là:
A. Rễ B. Thân C. Lá D. Hoa
Câu 13: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?
A. Chất rắn B. Chất rắn và chất lỏng
C. Chân không D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị.
B. Hợp chất chỉ có liên kết ion là chất ion.
C. Một số hợp chất có cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
D. Ở điều kiện thường, hợp chất ở thể rắn là chất ion.
Câu 15: Tại điểm nào trong hình dưới đây từ trường là mạnh nhất?
A. Điểm A B. Điểm B C. Điểm C D. Điểm D
Câu 16: Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Oxygen được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng trong quá trình quang hợp.
B. Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp.
C. Năng lượng được giải phóng trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào.
D. Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được phân hủy trong quá trình quang hợp.
Phần tự luận (6 điểm):
Câu 1 (1 điểm) Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình. Em hãy giải thích vì sao.
Câu 2 (2 điểm) Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình dưới đây.
a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC, CD.
b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất?
Câu 3 (3 điểm)
a) Citric acid là hợp chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong tự nhiên, citric acid có trong quả chanh và một số loại quả như bưởi, cam … Citric acid có công thức hóa học là C6H8O7. Hãy tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong citric acid.
b) Hợp chất được tạo thành từ nguyên tố A và oxygen có khối lượng phân tử là 160 amu. Trong đó, khối lượng của A chiếm 70%. Biết trong hợp chất trên, A có hóa trị III. Hãy xác định nguyên tố A và công thức hóa học của hợp chất.