? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 133 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 10.1 thông tin trong bài, em hãy :
- Nhận xét tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020.
- Cho biết dân số còn tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế-xã hội châu Phi?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Những vấn đề về dân cư) và quan sát hình 10.1.
Lời giải chi tiết:
- Giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có sự biến động:
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Phi có xu hướng tăng từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2010 - 2015, tăng từ 2,5% (2000 - 2005) lên 2,7% (2010 - 2015).
+ Giai đoạn từ 2010 - 2015 đến 2015 - 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Phi lại có xu hướng giảm, tuy nhiên tỉ suất này vẫn còn cao so với các khu vực trên thế giới (2,5%, giai đoạn 2010 - 2020).
- Dân số còn tăng nhanh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi:
Thuận lợi:
Dân cư đông => nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ lớn.
Khó khăn:
Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,...
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày nguyên nhân và hậu quả của một số vấn đề xã hội ở châu Phi.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục 2 (Những vấn đề xã hội) và tìm kiếm thông tin trên internet.
- Chọn 1 trong 2 vấn đề để trình bày:
+ Nạn đói;
+ Xung đột quân sự.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề nạn đói ở châu Phi:
- Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.
Vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi:
- Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ở châu Phi.
- Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa các bộ tộ, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên…
- Hậu quả: thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,... tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Chứng minh châu Phi có nhiều di sản lịch sử.
- Cho biết trong việc khai thác và phát huy các di sản, châu Phi cần lưu ý những vấn đề gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục 2 (Di sản lịch sử) và hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Châu Phi có nhiều di sản lịch sử:
+ Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người với di sản có lịch sử từ lâu đời như: giấy, phép tính,...
+ Có nhiều di sản lịch sử nổi tiếng được thế giới công nhận như: Kim tự tháp từ Gi-gia tới Đát-su (Ai Cập), thành phố cổ Tim-bút-tu (Ma-li), hoàng cung A-bô-mây (Bê-nanh)...
- Trong việc khai thác và phát huy các di sản, châu Phi cần lưu ý những vấn đề:
+ Chăm sóc, bảo vệ các di sản như công tác trùng tu, bảo tồn;
+ Nguy cơ xung đột quân sự;
+ Hoạt động khủng bố;
+ Ảnh hưởng của thiên tai,...
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 135 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy hoàn thành bảng tổng hợp thông tin về các vấn đề xã hội nổi cộm ở châu Phi theo mẫu sau:
Vấn đề xã hội | Ảnh hưởng đến đời sống người dân |
? | ? |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và tìm kiếm thêm các thông tin trên internet.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề xã hội | Ảnh hưởng đến đời sống người dân |
Vấn đề nạn đói ở châu Phi | + Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. + Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới. |
Vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi | Thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,... tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp. |
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 135 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy sưu tầm thông tin, hình ảnh từ sách báo và mạng internet về một di sản lịch sử của châu Phi và chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm hiểu thông tin trên Internet.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Cung điện hoàng gia ở Abomey
Cung điện hoàng gia ở Abomey bao gồm 12 cung điện trải rộng trên một diện tích 40 ha (99 mẫu Anh) tại trung tâm của thị trấn Abomey, Berlin.
Nơi đây từng là thủ đô của vương quốc Dahomey hùng mạnh ở Tây Phi, tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Vương quốc được thành lập vào năm 1625 bởi những người Fon, để rồi phát triển nó trở thành một đế quốc quân sự và thương mại hùng mạnh, thống trị hoạt động thương mại buôn bán nô lệ với châu Âu trên khu vực Bờ biển Nô lệ (Slave Coast) cho đến cuối thế kỷ 19.
UNESCO đã đưa quần thể cung điện hoàng gia ở Abomey vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1985. Nhưng cùng với đó, di sản này cũng nằm trong Danh sách di sản thế giới bị đe dọa từ năm 1985, sau khi xảy ra một trận lốc xoáy vào ngày 15 tháng 3 năm 1984 khiến bảo tàng và hàng rào hoàng gia, phòng Assins, lăng mộ của vua Guezo Portico và phòng Jewel bị hư hỏng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công việc sửa chữa và phục hồi đã hoàn thành. Dựa trên các công trình sửa chữa được thực hiện và báo cáo mới nhận được về những thay đổi ở Abomey, UNESCO đã quyết định đưa di sản này ra khỏi danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào tháng 7 năm 2007.
Lý thuyết