Bài 14. Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

2024-09-14 07:57:02

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 144 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ.

- Trình bày sự phân hóa địa hình Bắc Mỹ theo chiều đông - tây.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 14.1 và đọc thông tin trong mục 1 (Đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mĩ)..

Lời giải chi tiết:

- Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ:

+ Cao nguyên: CN. La-bra-đô, CN. Cô-lô-ra-đô,...

+ Bồn địa Lớn.

+ Dãy núi: D. A-la-xca, D. Mác-ken-di, D. Bruc-xơ, D. A-pa-lat, D. Nê-va-đa,...

+ Đồng bằng: ĐB. Trung Tâm, ĐB. Duyên hải vịnh Mê-hi-cô, ĐB. Duyên hải Đại Tây Dương,...

- Theo chiều đông - tây, địa hình Bắc Mỹ phân hóa thành 3 khu vực:

+ Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy núi già A-pa-lát, cao nguyên La-bra-do.

+ Miền đồng bằng: khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500 m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm ĐB. Ca-na-đa, ĐB. Lớn, ĐB. Trung Tâm và đồng bằng duyên hải.

+ Núi cao: phân bố ở phía tây, địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc nam.

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 145 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mỹ theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây.

Hình 14.2. Bản đồ khí hậu khu vực Bắc Mỹ

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1b (Khí hậu) và quan sát các hình 14.2.

Lời giải chi tiết:

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây, gồm:

- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố từ 60⁰B trở lên vùng cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh, lượng mưa ít.

- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, từ khoảng vĩ độ 40 - 60⁰B.

+ Vùng ven biển: khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn.

+ Sâu trong nội địa: mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam.

- Đới khí hậu cận nhiệt: chiếm diện tích lớn ở phía Nam.

+ Ven biển phía tây: khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

+ Ven biển phía đông: khí hậu cận nhiệt ẩm.

- Đới khí hậu nhiệt đới: chiếm diện tích nhỏ nhất, phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và quần đảo Ha-oai; nhiệt độ quanh năm cao, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.

Trả lời câu hỏi mục 1c trang 145 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.

- Nhận xét đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ.

Phương pháp giải:

Quan sát bản đồ tự nhiên Bắc Mỹ, đọc thông tin mục c (Sông, hồ).

Lời giải chi tiết:

- Các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.

+ Sông lớn: Xanh Lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô Gran-đê,...

+ Hồ: vùng Hồ Lớn gồm 5 hồ (hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri và Ôn-ta-ri-ô).

- Đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ:

+ Mạng lưới sông khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.

+ Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mưa, tuyết và băng tan.

Trả lời câu hỏi mục 1d trang 146 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1d (Các đới thiên nhiên).

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ:

- Đới lạnh:

+ Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết phủ dày trên diện tích rộng.

+ Cảnh quan chủ yếu là đồng rêu, phía nam có rừng thưa.

+ Động vật ít phong phú: gấu trắng, báo Bắc cực, tuần lộc và các loài chim di trú,...

- Đới ôn hòa: Chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.

+ Phân hóa theo chiều bắc - nam: phía bắc (rừng lá kim) - trung tâm (đồng cỏ) - phía nam (rừng lá rộng).

+ Phân hóa theo chiều tây - đông: Tây Nam Hoa Kỳ (vùn ven biển) có rừng lá cứng, cây bụi - nội địa có các hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Động vật: chủ yếu gồm bò rừng Mỹ, sư tử Mỹ, chó sói, gấu nâu, gấu trúc, báo Mỹ,...

- Đới nóng:

+ Chiếm diện tích lớn phía nam Hoa Kỳ.

+ Rừng nhiệt đới ẩm phát triển.

+ Phía tây nam khí hậu khô hạn nên chủ yếu là cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc.

+ Quần đảo Ha-oai có nhiều loài đặc hữu.


? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 146 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 14.3 và thông tin trong bài em hãy:

- Trình bày vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.

- Nêu ảnh hưởng của vấn đề này đối với sự phát triển kinh tế  -xã hội Bắc Mỹ.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2a (Vấn đề nhập cư và chủng tộc) và quan sát hình 14.3.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ:

- Vấn đề nhập cư:

+ Sau cuộc phát kiến ra châu Mỹ năm 1492, người châu Âu di cư sang ngày càng nhiều, người da đen từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Bắc Mỹ thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới.

+ Những thập niên gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á.

- Chủng tộc ở Bắc Mỹ rất đa dạng (do lịch sử nhập cư), bao gồm các chủng tộc:

+ Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á.

+ Nê-grô-it từ châu Phi.

+ Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu.

=> Hòa huyết, hình thành nhiều nhóm người lai.

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 147 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 14.4, 14.5, 14.6 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2b (Vấn đề đô thị hóa) và dựa vào hình 14.4, 14.5, 14.6.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ:

- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ => xuất hiện các siêu đô thị và các dải đô thị nổi bật là dải đô thị Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.

- Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương. Vào sâu trong nội địa các đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.

- Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới (82,6% - 2020).

- Hai siêu đô thị Bắc Mỹ là Niu Ioóc và Lốt An-giơ-let.


Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:

a. Xác định vị trí hai trạm khí tượng trên hình 14.2.

b. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa hai trạm khí tượng trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào bản đồ hình 14.2 và kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

a. Xác định vị trí hai trạm khí tượng trên hình 14.2

- Trạm Tô-rôn-tô: nằm ở phía đông nam Ca-na-đa, thuộc đới khí hậu ôn đới.

- Trạm Mai-a-mi: nằm ở bán đảo Phlo-ri-đa (Hoa Kỳ), thuộc đới khí hậu nhiệt đới.

b. Nhận xét

* Trạm Tô-rôn-tô (Ca-na-đa)

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm thấp, chỉ đạt 9,4°C.

+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất đạt 23°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất chỉ đạt 1°C (tháng 1).

+ Biên độ nhiệt năm lớn: 22°C.

- Lượng mưa:

+ Quanh năm mưa ít (không có tháng nào lượng mưa trên 100 mm).

+ Tổng lượng mưa năm chỉ đạt 174 mm.

* Trạm Mai-a-mi (Hoa Kỳ)

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao, đạt 27,4°C và không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.

+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất đạt 32°C (tháng 8), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất đạt 24°C (tháng 1).

+ Biên độ nhiệt năm nhỏ: 8°C.

- Lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa năm tương đối lớn, đạt 1313 mm.

+ Mưa theo mùa: mùa mưa (tháng 5 - 10), mùa khô (tháng 11 - 4).

Giải bài luyện tập 2 trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Chứng minh rằng Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về vấn đề nhập cư và chủng tộc của Bắc Mỹ.

Lời giải chi tiết:

Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng do lịch sử nhập cư phức tạp, cụ thể :

- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu nhập cư sau 1492.

- Chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị cưỡng bức đến Bắc Mỹ từ thế kỉ XVI - XIX.

- Chủng tộc Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á.

=> Các nhóm người này hòa huyết, hình thành nên nhiều nhóm người lai.


Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Bắc Mỹ có nhiều cảnh quan thiên nhiên và công trình văn hóa nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên di sản văn hóa thế giới. Em hãy sưu tập hình ảnh và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thế giới ở Bắc Mỹ mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Sưu tầm thông tin trên Internet, sách, báo,...

Lời giải chi tiết:

Vườn quốc gia Mesa Verde của Hoa Kỳ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1978 theo tiêu chí: Ϲác địa điểm khảo cổ cũng như cảnh quɑn của vườn quốc gia Mesa Verde là những minh chứng cho sự ρhát triển của một nền văn hóa, đồng thời nơi đâу cũng chứa đựng truyền thống văn hóɑ, lịch sử của người Pueblo xưa kia.

Đây là vườn quốc gia nằm ở ρhía tây nam tiểu bang Cô-lô-ra-đô, ở độ cɑo 2 600 m so với mực nước biển. Vườn được tổng thống Hoɑ Kỳ - Theodore Roosevelt ký quуết định thành lập năm 1906. Vườn Mesɑ Verde được bảo vệ trong các vách đá cɑo do đó nơi đây có môi trường được Ƅảo quản vào loại tốt nhất thế giới. Ƭrong khuôn viên vườn quốc gia, các nhà khảo cổ tìm thấу có đến 4 400 địa điểm khảo cổ học, Ƅao gồm các ngôi nhà, các làng và những vách đá. Đặc Ƅiệt vách đá Palece được cho là vách đá lớn nhất Bắc Mỹ.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"