Bài 5. Ứng xử trên mạng trang 17, 18 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

2024-09-14 08:08:21

5.1

Đánh dấu X vào cột Đúng/Sai tương ứng.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học trong bài

Lời giải chi tiết:

a, c, d, e, f, g: Đúng;

b, h: Sai. 


5.2

Mục tiêu của giao tiếp qua mạng là gì?

A. Giúp người khác hiểu em một cách rõ ràng.

B. Hiểu người khác một cách rõ ràng.

C. Giữ mối quan hệ tốt để có thể tiếp tục giao tiếp.

D. Tất cả những điều trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

Mục tiêu của giao tiếp qua mạng là:

D. Tất cả những điều trên.


5.3

Những việc nào sau đây em không nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng?

A. Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng.

B. Tôn trọng người đang trò chuyện với mình.

C. Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian.

D. Đối xử với người khác theo cách em muốn được đối xử trực tuyến.

Phương pháp giải:

Em không nên sử dụng chữ hoa để viết khi trò chuyện qua mạng vì chữ viết hoa trong các đoạn hội thoại trên mạng Internet thường có nghĩa là em đang la hét và bị mọi người coi là bất lịch sự.

Giao tiếp qua mạng vốn đã bị hạn chế hơn so với giao tiếp thông thường vì những người giao tiếp không được mặt đối mặt để có thể nhìn thấy biểu cảm của khuôn mặt hay ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ. Vì vậy em cần tránh dùng các từ viết tắt để giảm khả năng hiểu nhầm nội dung trò chuyện. 

Lời giải chi tiết:

Những việc em không nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng:

A. Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng.

C. Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian.


5.4

Để trở thành người giao tiếp, ứng xử có văn hóa trên mạng em nên/không nên thực hiện những điều nào sau đây? Đánh dấu X vào ô tương ứng:  

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của em

Lời giải chi tiết:

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của em

Lời giải chi tiết:                   

a, b, c, d, f: Nên

e, g: Không nên.

Giải thích:

a) Tuy mạng là ảo và ẩn danh nhưng đứng sau mỗi tài khoản luôn là một người thật.

b) Khi giao tiếp qua mạng, hãy nhớ các quy tắc về phép xã giao mà em thực hiện theo trong cuộc sống hàng ngày. Không xúc phạm, khiêu khích hay đe doạ người khác. Tôn trọng ý kiến của những người cùng trò chuyện và bày tỏ sự phê bình mang tính xây dựng. Hãy nhớ rằng em có thể bị truy tố vì xúc phạm người khác trực tuyến.

c) Nếu em có một câu hỏi muốn tìm câu trả lời, em hãy dành thời gian đọc các câu trả lời, bình luận trong các bài viết trước đó (nhất là trong các diễn đàn). Có thể đã có ai đó hỏi và trả lời câu hỏi của em. Làm như vậy sẽ tránh làm lãng phí thời gian của người khác.

d) Hãy dành thời gian để đọc lại nội dung em viết. Kiểm tra ngữ pháp, dấu câu và chính tả cho đúng để tránh làm người đọc khó chịu và mất thời gian để hiểu nội dung em định nói. Ngữ pháp, chính tả và dấu câu đặc biệt quan trọng khi soạn thư điện tử. Nếu em còn phân vân về ngữ pháp và chính tả hãy sử dụng công cụ hỗ trợ kiểm tra chính tả trước khi gửi thư đi

e) Em cần hạn chế viết tin nhắn hoàn toàn bằng chữ in hoa, ngay cả khi em muốn nhấn mạnh.

f) Không hỏi những câu hỏi liên quan đến đời sống cá nhân và các thông tin riêng tư của người khác. Khi chia sẻ ảnh hoặc video lên mạng cần kiểm tra và hỏi ý kiến những người có liên quan. Nếu họ đồng ý mới được chia sẻ. Không tiết lộ tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của người khác trên mạng khi chưa có sự cho phép của họ.

g) Cần tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Việc chuyển tiếp mọi thông tin tới tất cả mọi người giống như người nhiều chuyện ngoài thực tế.  


5.5

Hãy chọn các phương án đúng. Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện những điều gì?

A. Không cung cấp thông tin cá nhân.

B. Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.

C. Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt.

D. Giao tiếp ngắn gọn và rõ ràng.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của em

Lời giải chi tiết:

Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện:

A. Không cung cấp thông tin cá nhân.

B. Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.

C. Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt.

D. Giao tiếp ngắn gọn và rõ ràng.


5.6

Thông tin có nội dung xấu là gì?

A. Thông tin khuyến khích sử dụng chất gây nghiện.

B. Thông tin kích động bạo lực.

C. Thông tin rủ rê đánh bạc, kiếm tiền.

D. Tất cả các thông tin trong ba phương án trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của em

Lời giải chi tiết:

Thông tin có nội dung xấu là:

D. Tất cả các thông tin trong ba phương án trên.


5.7

Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng?

A. Chỉ truy cập vào các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi.

B. Không nháy chuột vào các thông tin quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiếm tiền.

C. Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào các thông tin không liên quan.

D. Tất cả các điều trên

Phương pháp giải:

Các trang web được tạo ra dành cho mỗi lứa tuổi đều được định hướng và kiểm soát nội dung phù hợp với người đọc. Vì vậy, khi truy cập các trang web phù hợp với lứa tuổi học sinh em có thể tránh được các thông tin xấu.

Các thông tin quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiếm tiền được tạo ra để thu hút người đọc nháy chuột vào. Các liên kết này thường dẫn đến các trang web xấu hoặc nhằm mục đích lừa đảo, lấy cắp thông tin của người sử dụng. 

Trên mạng có cả một kho thông tin, các trò chơi, các trang mạng xã hội,... Tất cả được thiết kế hấp dẫn và liên kết với nhau để giúp người sử dụng có thể thuận tiện truy cập từ trang này đến trang khác. Chính điểm mạnh này của mạng lại dễ dàng làm cho các em bị dẫn dắt, sa đà, lãng phí thời gian vào các thông tin không liên quan, không cần thiết và dễ gặp phải các thông tin xấu.  

Lời giải chi tiết:

Để tránh gặp thông tin xấu trên mạng, em cần:

D. Tất cả các điều trên


5.8

Em hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế bản thân

Lời giải chi tiết:

Tất cả các biểu hiện liệt kê trong bảng đều là dấu hiệu cho thấy một người bị ảnh hưởng không tốt bởi Internet. Nếu hầu hết các câu trả lời của em là “không” thì chúc mừng em. Nếu câu trả lời “có” nhiều hơn “không” thì em cần trao đổi với bố mẹ và người thân về vấn đề này để nhận được sự hỗ trợ cần thiết, giúp em tránh được những ảnh hưởng không tốt và phụ thuộc vào Internet. 


5.9

Những phương án nào là tác hại của bệnh nghiện Internet?

A. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần giảm sút.

B. Thiếu kết nối với thế giới thực, mất dần các mối quan hệ bạn bè, người thân.

C. Dễ bị lôi kéo vào các việc xấu trên mạng. 

D. Lãng phí thời gian của bản thân.

E. Khó tập trung vào công việc, học tập. 

Phương pháp giải:

Nghiện Internet gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất, tinh thần, kết quả học tập và khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh

Lời giải chi tiết:

Những phương án là tác hại của bệnh nghiện Internet: A, B, C, D, E. 

A. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần giảm sút.

B. Thiếu kết nối với thế giới thực, mất dần các mối quan hệ bạn bè, người thân.

C. Dễ bị lôi kéo vào các việc xấu trên mạng. 

D. Lãng phí thời gian của bản thân.

E. Khó tập trung vào công việc, học tập. 


5.10

Để phòng tránh bệnh nghiện Internet, em nên làm gì? 

A. Đặt mục tiêu và thời gian rõ ràng cho mỗi lần sử dụng Internet (ví dụ vào Internet để tìm thông tin về các loại cây phù hợp với thời tiết ở địa phương cho dự án Trường học xanh trong khoảng 25 phút).

B. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dã ngoại, gặp gỡ bạn bè và người thân mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.

C. Khi muốn liên hệ với người thân, bạn bè hãy gọi điện thoại thay vì dùng mạng xã hội.

D. Tất cả các việc trên

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

Để phòng tránh bệnh nghiện Internet, em nên:

D. Tất cả các việc trên

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"