Giải mục 2 trang 29, 30 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức

2024-09-14 08:22:02

CH

Những phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn:

a) \(2{\rm{x}} + 1 = 0\) 

b) \( - x + 1 = 0\)

c) \(0.x + 2 = 0\) 

d) \(\left( { - 2} \right).x = 0\)

Phương pháp giải:

Quan sát các phương trình đã cho, phương trình nào có dạng \({\rm{ax}} + b = 0\) với a, b là hai số đã cho và \(\)\(a \ne 0\), được gọi là phương trình bậc nhất.

Lời giải chi tiết:

Các phương trình bậc nhất là:

a) \(2{\rm{x}} + 1 = 0\);

b) \( - x + 1 = 0\);

d) \(\left( { - 2} \right).x = 0\)


HĐ 4

Xét phương trình bậc nhất một ẩn 2x − 6 = 0 (2)

Hãy thực hiện các yêu cầu sau để giải phương trình (2) (tức là tìm nghiệm của phương trình đó): 

a) Sử dụng quy tắc chuyển vế, hãy chuyển hạng tử tự do -6 sang vế phải

b) Sử dụng quy tắc nhân, nhân cả hai vế của phương trình với \(\frac{1}{2}\) để tìm nghiệm x

Phương pháp giải:

Giải phương trình bằng cách chuyển vế và sử dụng quy tắc nhân

Lời giải chi tiết:

a) Ta có 2x − 6 = 0 => 2x = 6

b) \(\frac{1}{2}.\)2x=6. \(\frac{1}{2}\)=> x = 3


LT 2

Giải các phương trình sau:

a) 2x−5=0;

b) \(4 - \frac{2}{5}x = 0\)

Phương pháp giải:

Sử dụng cách giải phương trình bậc nhất \({\rm{ax}} + b = 0\left( {a \ne 0} \right)\) như sau:

\(\begin{array}{l}{\rm{ax}} + b = 0\\{\rm{ax =   - b}}\\x =  - \frac{b}{a}\end{array}\)

Phương trình luôn có nghiệm duy nhất: \(x =  - \frac{b}{a}\)

Lời giải chi tiết:

 a) 2x−5=0

=> 2x=5

\( \Rightarrow x = \frac{5}{2}\)

Vậy nghiệm của phương trình là \(x = \frac{5}{2}\)

b) \(4 - \frac{2}{5}x = 0\)

=> -\(\frac{2}{5}\) x=−4

=> \(\frac{2}{5}\)x=4

=>x=4: \(\frac{2}{5}\)

=> x=10

Vậy nghiệm của phương trình là x=10


VD 1

Bác An gửi tiết kiệm 150 triệu đồng với kì hạn 12 tháng. Đến cuối kì (tức là sau 1 năm), bác An thu được số tiền cả vốn lẫn lãi là 159 triệu đồng. Tính lãi suất gửi tiết kiệm của bác An. 

Phương pháp giải:

- Tính số tiền lãi bác An nhận được.

- Sau đó lấy số tiền lãi chia cho số tiền vốn rồi nhân với 100 là ra số lãi suất gửi tiết kiệm của bác An

Lời giải chi tiết:

Lãi mà bác An nhận được là: 159−150=9 (triệu đồng)

=> Lãi suất gửi tiết kiệm của bác An là: \(\frac{{9.100}}{{150}} = 6\left( \%  \right)\)


TL

Hai bạn Vuông và Tròn giải phương trính: \(2{\rm{x}} + 5 = 16\) như sau:

Vuông: \(\begin{array}{l}2{\rm{x}} + 5 = 16\\2{\rm{x}} = 16 - 5\\2{\rm{x}} = 11\\x = \frac{{11}}{2}\end{array}\)

Tròn: \(\begin{array}{l}2{\rm{x}} + 5 = 16\\\frac{{2{\rm{x}}}}{2} + 5 = \frac{{16}}{2}\\x + 5 = 8\\x = 8 - 5\\x = 3\end{array}\)

Theo em, bạn nào đúng, bạn nào sai? Giải thích?

Phương pháp giải:

Giải phương trình \(2{\rm{x}} + 5 = 16\) xem bạn Vuông hay bạn Tròn giải đúng

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\begin{array}{l}2{\rm{x}} + 5 = 16\\2{\rm{x}} = 16 - 5\\2{\rm{x}} = 11\\x = \frac{{11}}{2}\end{array}\)

Như vậy, bạn Vuông giải đúng, bạn Tròn giải sai.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"