Giải mục 2 trang 31, 32, 33, 34 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều

2024-09-14 08:29:52

HĐ3

a) Tính số thích hợp vào ?:

b) Hãy nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.

Phương pháp giải:

Vận dụng quy tắc để hai phân số bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

b) Tính chất cơ bản của phân số như sau:

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số mới bằng phân số đã cho:

\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{a.c}}{{b.c}}\left( {c \ne 0} \right)\)

- Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta cũng được phân số mới bằng phân số đã cho.

\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{a:d}}{{b:d}}\left( {d \ne 0} \right)\)


LT3

Dùng tính chất cơ bản của phân thức, hãy giải thích vì sao có thể viết: \(\dfrac{{3{\rm{x}} + y}}{y} = \dfrac{{3{\rm{x}}y + {y^2}}}{{{y^2}}}\)

Phương pháp giải:

Vận dụng các tính chất cơ bản của phân thức đại số để giải thích

Lời giải chi tiết:

\(\dfrac{{3{\rm{x}} + y}}{y} = \dfrac{{\left( {3{\rm{x}} + y} \right).y}}{{y.y}} = \dfrac{{3{\rm{x}}y + {y^2}}}{{{y^2}}}\) (y là đa thức khác đa thức 0)


HĐ4

Cho phân thức: \(\dfrac{{4{{\rm{x}}^2}y}}{{6{\rm{x}}{y^2}}}\)

a) Tìm nhân tử chung của tử và mẫu

b) Tìm phân thức nhận được sau khi chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung đó.

Phương pháp giải:

Dùng phương pháp phân tích các đơn thức thành tích của các thừa số để tìm nhân tử chung.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: \(\dfrac{{4{{\rm{x}}^2}y}}{{6{\rm{x}}{y^2}}} = \dfrac{{2{\rm{x}}.2{\rm{x}}y}}{{3y.2{\rm{x}}y}}\)

Nhân tử chung của cả tử và mẫu là: 2xy

b) Chia cả tử và mẫu của phân thức đã cho cho nhân tử chung 2xy ta được:

\(\dfrac{{4{{\rm{x}}^2}y}}{{6{\rm{x}}{y^2}}} = \dfrac{{\left( {4{{\rm{x}}^2}y} \right):2{\rm{x}}y}}{{\left( {6{\rm{x}}{y^2}} \right):2{\rm{x}}y}} = \dfrac{{2{\rm{x}}}}{{3y}}\)


LT4

Rút gọn mỗi phân thức sau:

\(a)\dfrac{{8{{\rm{x}}^2} + 4{\rm{x}}}}{{1 - 4{{\rm{x}}^2}}}\)                                                    \(b)\dfrac{{{x^3} - x{y^2}}}{{2{{\rm{x}}^2} + 2{\rm{x}}y}}\)

Phương pháp giải:

Bước 1: Phân tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần)

Bước 2: Tìm nhân tử chung của cả tử và mẫu rồi chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung đó.

Lời giải chi tiết:

\(a)\dfrac{{8{{\rm{x}}^2} + 4{\rm{x}}}}{{1 - 4{{\rm{x}}^2}}} = \dfrac{{4{\rm{x}}.\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)}}{{\left( {1 - 2{\rm{x}}} \right).\left( {1 + 2{\rm{x}}} \right)}} = \dfrac{{4{\rm{x}}}}{{1 - 2{\rm{x}}}}\)

\(b)\dfrac{{{x^3} - x{y^2}}}{{2{{\rm{x}}^2} + 2{\rm{x}}y}} = \dfrac{{x\left( {{x^2} - {y^2}} \right)}}{{2{\rm{x}}\left( {x + y} \right)}} = \dfrac{{x\left( {x + y} \right)\left( {x - y} \right)}}{{2{\rm{x}}\left( {x + y} \right)}} = \dfrac{{x - y}}{2}\)


HĐ5

Cho hai phân thức \(\dfrac{1}{{{x^2}y}}\) và \(\dfrac{1}{{x{y^2}}}\)

a) Hãy nhân cả tử và mẫu của phân thức thứ nhất với y và nhân cả tử và mẫu của phân thức thứ hai với x.

b) Nhân xét gì về mẫu của hai phân thức thu được.

Phương pháp giải:

Thực hiện theo tính chất cơ bản của phân thức.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:

\(\dfrac{1}{{{x^2}y}} = \dfrac{{1.y}}{{{x^2}y.y}} = \dfrac{y}{{{x^2}{y^2}}}\)

\(\dfrac{1}{{x{y^2}}} = \dfrac{{1.x}}{{x{y^2}.x}} = \dfrac{x}{{{x^2}{y^2}}}\)

b) Mẫu của hai phân thức thu được giống nhau đều là: \({x^2}{y^2}\)


LT5

Quy đồng mẫu thức các phân thức trong mỗi trường hợp sau:

a) \(\dfrac{5}{{2{{\rm{x}}^2}{y^3}}}\) và \(\dfrac{3}{{x{y^4}}}\)

b) \(\dfrac{3}{{2{{\rm{x}}^2} - 10{\rm{x}}}}\) và \(\dfrac{2}{{{x^2} - 25}}\)

Phương pháp giải:

Bước 1: Phân tích mẫu của mỗi phân thức rồi tìm MTC.

Bước 2: Tìm nhân tử phụ của mỗi phân thức (Bằng cách chia MTC cho từng mẫu)

Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân thức đã cho với nhân tử phụ tương ứng.

Lời giải chi tiết:

a) MTC  chọn là: \(2{{\rm{x}}^2}{y^4}\)

Nhân tử phụ của \(\dfrac{5}{{2{{\rm{x}}^2}{y^3}}}\) và \(\dfrac{3}{{x{y^4}}}\) lầm lượt là: y; 2x

Vậy: \(\begin{array}{l}\dfrac{5}{{2{{\rm{x}}^2}{y^3}}} = \dfrac{{5.y}}{{2{{\rm{x}}^2}{y^3}.y}} = \dfrac{{5y}}{{2{{\rm{x}}^2}{y^4}}}\\\dfrac{3}{{x{y^4}}} = \dfrac{{3.2{\rm{x}}}}{{x{y^4}.2{\rm{x}}}} = \dfrac{{6{\rm{x}}}}{{2{{\rm{x}}^2}{y^4}}}\end{array}\)

b) Ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{3}{{2{{\rm{x}}^2} - 10{\rm{x}}}} = \dfrac{3}{{2{\rm{x}}\left( {x - 5} \right)}}\\\dfrac{2}{{{x^2} - 25}} = \dfrac{2}{{\left( {x - 5} \right)\left( {x + 5} \right)}}\end{array}\)

Chọn MTC là: \(2{\rm{x}}\left( {x - 5} \right)\left( {x + 5} \right)\)

Nhân tử phụ của các mẫu thức trên lần lượt là: \(\left( {x + 5} \right);2{\rm{x}}\)

Vậy:

\(\begin{array}{l}\dfrac{3}{{2{{\rm{x}}^2} - 10{\rm{x}}}} = \dfrac{3}{{2{\rm{x}}\left( {x - 5} \right)}} = \dfrac{{3\left( {x + 5} \right)}}{{2{\rm{x}}.\left( {x - 5} \right)\left( {x + 5} \right)}}\\\dfrac{2}{{{x^2} - 25}} = \dfrac{2}{{\left( {x - 5} \right)\left( {x + 5} \right)}} = \dfrac{{2.2{\rm{x}}}}{{2{\rm{x}}\left( {x - 5} \right)\left( {x + 5} \right)}} = \dfrac{{4{\rm{x}}}}{{2{\rm{x}}\left( {x - 5} \right)\left( {x + 5} \right)}}\end{array}\)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"