HĐ1
Trong bài toán mở đầu, y có phải là đa thức bậc nhất của biến x hay không?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm đa thức
Lời giải chi tiết:
Trong bài toán mở đầu, y có là đa thức bậc nhất của biến x
LT1
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Đối với những hàm số bậc nhất đó, xác định a, b lần lượt là hệ số của x, hệ số tự do.
a) \(y = - 3{\rm{x + 6}}\)
b) \(y = - x + 4\)
c) \(y = \dfrac{3}{x} + 2\)
d) \(y = 2\)
Phương pháp giải:
Hàm số có dạng y = ax + b (\(a \ne 0\)) là hàm số bậc nhất
Lời giải chi tiết:
a) Hàm số \(y = - 3{\rm{x + 6}}\)là hàm số bậc nhất và có a = -3; b = 6
b) Hàm số \(y = - x + 4\) là hàm số bậc nhất và có a = -1; b = 4
c) Hàm số \(y = \dfrac{3}{x} + 2\) không phải là hàm số bậc nhất
d) Hàm số \(y = 2\) không phải là hàm số bậc nhất
LT2
Cho hàm số \(y = - 2{\rm{x}} + 4\). Tìm giá trị của y tương ứng với mỗi giá trị sau của x: x = 0; x = 2; x = 4.
Phương pháp giải:
Thay các giá trị của x đã cho vào công thức y = -2x + 4.
Lời giải chi tiết:
Thay lần lượt x = 0; x = 2; x = 4 vào công thức \(y = - 2{\rm{x}} + 4\)ta tính được các giá trị của y tương ứng trong bảng sau:
x | 0 | 2 | 4 |
y = -2x + 4 | 4 | 0 | -4 |