Lý thuyết Hàm số và đồ thị của hàm số SGK Toán 8 - Cùng khám phá

2024-09-14 08:36:06

1. Hàm số

Định nghĩa:

Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.

Ví dụ: Ta có bảng nhiệt độ dự báo ở Thủ đô Hà Nội ngày 25/5/2023.

t(h)

10

11

12

13

T(0C)

32

33

34

34

Ta có nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t vì mỗi giá trị của t chỉ xác định đúng một giá trị của T.

Ngược lại, thời điểm t không phải là hàm số của nhiệt độ T, vì nhiệt độ T = 340C tương ứng với hai thời điểm khác nhau t = 12 và t = 13.

Lưu ý:

- Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì y được gọi là hàm hằng.

- Khi y là hàm số của x, ta có thể viết y = f(x), y = g(x),…

Ví dụ: y= 2x – 3, ta có thể viết y = f(x) = 2x – 3

Khi x bằng 5, giá trị tương ứng của y = 7 , ta viết f(5) = 7.

2. Đồ thị của hàm số

Đồ thị của hàm số y = f(x) trên mặt phẳng tọa độ là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng đó.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"