Đề bài
Anh Quang, một sinh viên y khoa, đã tiến hành tìm hiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Anh rút ngẫu nhiên \(500\) hồ sơ bệnh nhan ung thư phổi đang điều trị ở một số bệnh viện để nghiên cứu. Trong \(500\) hồ sơ rút ra, anh Quang thấy có \(442\) người đã từng nghiện thuốc lá.
a) Đối với hoạt động chọn ngẫu nhiên \(500\) bệnh nhân ung thư phổi mà anh Quang đã thực hiện, hãy tính xác suất thực nghiệm của các biến cố:
A: “Chọn đúng người có hút thuốc lá”;
B: “Chọn đúng người không hút thuốc lá”.
b) Hòa nói: “Nếu tiếp tục chọn thêm một người nữa trong số các bệnh nhân ung thư, chắc chắn là anh Quang sẽ chọn được người hút thuốc”.
Thuận nói: “Chưa chắc. Nhưng khả năng chọn cao hơn rất nhiều, gấp hơn khoảng \(9\) lần so với khả năng chọn được người không hút thuốc”.
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu thực hiện lặp đi lặp lại một phép thử nào đó \(n\) lần và quan sát thấy có \(k\) lần xảy ra biến cố A thì thỉ số \(\frac{k}{n}\) được gọi là xác suất thực nghiệm của biến cố A trong \(n\) lần thực hiện phép thử.
Lời giải chi tiết
a) Xác suất thực nghiệm của biến cố A là: \(\frac{{442}}{{500}} \approx 88\% \)
Xác suất thực nghiệm của biến cố B là: \(\frac{{58}}{{500}} \approx 12\% \)
b) Em đồng ý với ý kiến của Thuận. Vì từ xác suất thực nghiệm của 2 biến cố người hút thuốc và người không hút thuốc, ta thấy tỉ lệ xác suất người hút thuốc cao gấp 9 lần người không hút thuốc. Tuy nhiên, không thể chắc chắn nếu tiếp tục chọn thêm một người nữa trong số các bệnh nhân ung thư sẽ chọn được người hút thuốc vì xác suất thực nghiệm của biến cố người hút thuốc chỉ chiếm 88% chứ không phải 100% tuyệt đối chắc chắn.