Đề bài
Quân và Tuấn mỗi người có một túi kẹo. Quân có \(3\) viên kẹo vị cam, \(2\) viên kẹo vị chanh và \(5\) viên kẹo vị dâu. Tuấn có \(2\) viên kẹo vị cam, \(5\) viên kẹo vị chuối và \(4\) viện kẹo vị sô cô la.
a) Người này rút ngẫu nhiên \(1\) viên kẹo từ túi của người kia. Tính xác suất của các biến cố:
A: “Tuấn lấy được viên kẹo vị dâu trong túi của Quân”;
B: “Quân lấy được viên kẹo vị chuối trong túi của Tuấn”.
b) Quân và Tuấn đổ chung kẹo vào một túi. Lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi. Tìm xác suất để lấy được \(1\) viên kẹo vị cam.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào phương pháp tính xác suất để tính xác suất của từng biến cố. Trong một phép thử nghiệm, nếu có \(n\) kết quả đồng khả năng, trong đó có \(k\) kết quả để biến cố A xảy ra thì xác suất của A là \(P\left( A \right) = \frac{k}{n}\) .
Lời giải chi tiết
a) Xác suất để xảy ra biến cố A: “Tuấn lấy được viên kẹo vị dâu trong túi của Quân” là: \(P\left( A \right) = \frac{5}{{10}} = 0,5\)
Xác suất để xảy ra biến cố B: “Quân lấy được viên kẹo vị chuối trong túi của Tuấn” là: \(P\left( B \right) = \frac{5}{{11}} \approx 0,45\)
b) Xác suất để lấy được viên kẹo vị cam khi đổ cả 2 túi vào với nhau là: \(\frac{2}{{22}} \approx 0,09\) .