Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 trang 46
Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất?
A. \(y = \frac{1}{x} + 2\).
B. \(y = 2{x^2} - 3\).
C. \(y = \sqrt 2 (x - 1)\).
D. \(y = 0.x + 3\).
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm hàm số bậc nhất: Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và a ≠ 0.
Lời giải chi tiết:
Trong các hàm số trên chỉ có hàm số \(y = \sqrt 2 (x - 1)\) là hàm số bậc nhất.
=> Chọn đáp án C.
Câu 2 trang 46
Cho hàm số bậc nhất y = f(x) = -2x – 3. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. f(-1) = -5.
B. f(1) = -5.
C. f(1) = -1.
D. f(-1) = 1.
Phương pháp giải:
Thay x = -1 và x = 1 vào để tìm giá trị của hàm số.
Lời giải chi tiết:
f(-1) = -2.(-1) – 3 = -1.
f(1) = -2.1 – 3 = -5.
=> Chọn đáp án B.
Câu 3 trang 46
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất y = -2x + 4 với trục Ox là
A. (2; 0).
B. ( 4; 0).
C. (0; 4).
D. (0; 2).
Phương pháp giải:
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất với trục Ox là điểm có tung độ bằng 0.
Lời giải chi tiết:
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất y = -2x + 4 với trục Ox có tung độ bằng 0 nên ta có:
-2x + 4 = 0
-2x = -4
x = 2
=> Chọn đáp án A.
Câu 4 trang 46
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất y = 3x - 6 với trục Oy là
A. (2; 0).
B. ( 0; -6).
C. (-6; 0).
D. (0; 2).
Phương pháp giải:
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất với trục Oy là điểm có hoành độ bằng 0.
Lời giải chi tiết:
Giao điểm của đồ thị hàm số bậc nhất y = 3x – 6 với trục Oy có hoành độ bằng 0 nên ta có:
y = 3.0 – 6
y = -6.
=> Chọn đáp án B.
Câu 5 trang 46
Cho hàm số \(y = \frac{{m - 1}}{{m + 1}}x + 5\). Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất?
A. m ≠ 1.
B. m ≠ -1.
C. m ≠ 1 và m ≠ -1.
D. m = 1.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm hàm số bậc nhất: Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và a ≠ 0
Lời giải chi tiết:
Để hàm số \(y = \frac{{m - 1}}{{m + 1}}x + 5\) là hàm số bậc nhất thì \(\frac{{m - 1}}{{m + 1}} \ne 0\) hay m ≠ 1 và m ≠ -1.
=> Chọn đáp án C.