Đề bài
Số liệu thống kê về 1 830 vụ tai nạn giao thông ở một thành phố cho trong bảng sau:
Tính xác suất thực nghiệm của các biến cố sau:
a) E: “Gặp tai nạn khi đi ô tô”;
b) F: “Gặp tai nạn khi đi xe máy hoặc xe đạp”;
c) G: “Gặp tai nạn khi đi xe đạp, phương tiện khác hoặc đi bộ ”.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng kiến thức xác suất thực nghiệm của một biến cố để tính: Giả sử trong n lần thực nghiệm hoặc n lần theo dõi (quan sát) một hiện tượng ta thấy biến cố E xảy ra k lần. Khi đó xác suất thực nghiệm của biến cố E bằng \(\frac{k}{n}\), tức là bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện biến cố E và số lần thực hiện thực nghiệm hoặc theo dõi hiện tượng đó.
Lời giải chi tiết
a) Có 380 vụ tai nạn khi đi ô tô, do đó xác suất thực nghiệm của biến cố E là: \(\frac{{380}}{{1\;830}} = \frac{{38}}{{183}}\)
b) Số vụ tai nạn khi đi xe máy hoặc xe đạp là: \(1\;354 + 55 = 1\;409\) nên xác suất thực nghiệm của biến cố F là: \(\frac{{1\;409}}{{1\;830}}\)
c) Số vụ tai nạn khi đi xe đạp, phương tiện khác hoặc đi bộ là: \(55 + 41 = 96\) nên xác suất thực nghiệm của biến cố G là: \(\frac{{96}}{{1\;830}} = \frac{{16}}{{305}}\)