Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn?
- A \(1 - {x^2} = 0\).
- B \(2x - 5 = 0\).
- C \(\frac{2}{{x - 3}} + 1 = 0\).
- D \({x^3} - x + 2 = 0\).
Đáp án : B
Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng \(ax + b = 0\) với \(a \ne 0\).
Phương trình \(2x - 5 = 0\) có dạng \(ax + b = 0\) với \(a = 2\) nên ta chọn đáp án B.
Đáp án B.
Với \(m = - 1\) thì phương trình \(\left( {2{m^2} - 2} \right)x = m + 1\)
- A vô nghiệm.
- B vô số nghiệm.
- C có nghiệm duy nhất là \(x = m - 1\).
- D Có 1 nghiệm là \(x = \frac{1}{{m - 1}}\).
Đáp án : B
Thay m vào phương trình, đưa phương trình về dạng ax + b = 0 để giải.
Thay \(m = - 1\) vào phương trình \(\left( {2{m^2} - 2} \right)x = m + 1\), ta có:
\(\begin{array}{l}\left[ {2{{\left( { - 1} \right)}^2} - 2} \right]x = - 1 + 1\\\left( {2 - 2} \right)x = 0\end{array}\)
\(0.x = 0\) (luôn đúng).
Vậy phương trình có vô số nghiệm.
Đáp án B.
Phương trình \(4x - 2 = 0\) có nghiệm là
- A \(x = 2\).
- B \(x = 0\).
- C \(x = - 2\).
- D \(x = \frac{1}{2}\).
Đáp án : D
Giải phương trình có dạng \(ax + b = 0\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}4x - 2 = 0\\4x = 2\\x = \frac{1}{2}\end{array}\)
Đáp án D.
Nếu một vòi nước chảy đầy bể trong 5 giờ thì 1 giờ vòi nước đó chảy được bao nhiêu phần bể?
- A \(1\).
- B \(\frac{1}{4}\).
- C \(\frac{1}{5}\).
- D \(5\).
Đáp án : C
Coi bể nước bằng 1. Tính số phần bể mà vòi chảy được trong 1 giờ.
Coi bể nước là 1. Vì vòi nước chảy đầy bể trong 5 giờ nên trong 1 giờ vòi chảy được là:
\(1:5 = \frac{1}{5}\) (bể)
Đáp án C.
Trên bàn có một tấm bìa hình tròn được chia thành 8 hình quạt bằng nhau và được đánh số từ 1 đển 8. Xoay tấm bìa xung quanh tâm hình tròn và xem khi tấm bìa dừng lại, mũi tên chỉ vào ô ghi số nào. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố "Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn"?
- A \(2\).
- B \(4\).
- C \(6\).
- D \(8\).
Đáp án : B
Xác định các kết quả thuận lợi cho biến cố.
Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn”, đó là: 2; 4; 6; 8.
Đáp án B.
Một hộp chứa 16 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 11 đến 26. An lấy ngẫu nhiên một thẻ từ hộp. Xác suất để thẻ chọn ra ghi số chia hết cho 4 là
- A \(\frac{1}{2}\).
- B \(\frac{1}{3}\).
- C \(\frac{1}{4}\).
- D \(\frac{1}{5}\).
Đáp án : C
Xác định tổng số kết quả có thể và số kết quả thuận lợi cho biến cố
Tính tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố với tổng số kết quả có thể.
Hộp chứa 16 tấm thẻ nên có 16 kết quả có thể khi lấy ngẫu nhiên một thẻ từ hộp.
Có 4 số chia hết cho 4 từ 11 đến 26, đó là 12, 16, 20, 24. Do đó có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố thẻ chọn ra ghi số chia hết cho 4.
Vậy xác suất để thẻ chọn ra ghi số chia hết cho 4 là: \(\frac{4}{{16}} = \frac{1}{4}\).
Đáp án C.
Một nhà máy sản xuất laptop tiến hành kiểm tra chất lượng của 500 chiếc laptop được sản xuất và thấy có 6 chiếc bị lỗi. Trong một lô hàng có 1200 chiếc laptop. Hãy dự đoán xem có khoảng bao nhiêu chiếc laptop bị lỗi.
- A 12.
- B 13.
- C 14.
- D 15.
Đáp án : C
Tính xác suất laptop lỗi, từ đó suy ra với 1200 chiếc laptop có khoảng bao nhiêu chiếc laptop lỗi.
Xác suất laptop lỗi là: \(\frac{6}{{500}} = \frac{3}{{250}}\)
Do đó trong lô hàng có 1200 chiếc laptop thì có khoảng \(1200.\frac{3}{{250}} = \frac{{72}}{5} \approx 14\) chiếc bị lỗi.
Đáp án C.
$\Delta ABC\backsim \Delta DEF$ theo tỉ số đồng dạng k. Vậy k bằng tỉ số nào sau đây?
- A \(k = \frac{{AB}}{{BC}}\).
- B \(k = \frac{{AC}}{{DF}}\).
- C \(k = \frac{{DE}}{{AB}}\).
- D \(k = \frac{{DE}}{{DF}}\).
Đáp án : B
Xác định tỉ số giữa các cạnh tương ứng của hai tam giác.
$\Delta ABC\backsim \Delta DEF$ nên \(\frac{{AB}}{{DE}} = \frac{{AC}}{{DF}} = \frac{{BC}}{{EF}} = k\).
Vậy \(k = \frac{{AC}}{{DF}}\).
Đáp án B.
Cho hình sau. Biết \(\Delta ABC,\Delta ADE\) là hai tam giác cân.
Chọn kết luận đúng trong các câu sau:
- A $\Delta ADE\backsim \Delta ABC\left( g.g \right)$ với $k=2$.
- B $\Delta ADE\backsim \Delta ABC\left( c.c.c \right)$ với $k=\frac{2}{3}$.
- C $\Delta ABC\backsim \Delta ADE\left( c.g.c \right)$ với $k=\frac{3}{2}$.
- D $\Delta ABC\backsim \Delta ADE\left( g.g \right)$ với $k=\frac{1}{2}$.
Đáp án : C
Chứng minh $\Delta ADE\backsim \Delta ABC$ theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.
Vì \(\Delta ABC,\Delta ADE\) cân nên \(AB = AC\); \(AD = AE\left( { = 6cm} \right)\).
Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta ADE\) có:
\(\widehat A\) chung
\(\frac{{AB}}{{AD}} = \frac{{AC}}{{AE}}\) (vì \(AB = AC;AD = AE\))
suy ra $\Delta ABC\backsim \Delta ADE\left( c.g.c \right)$
suy ra \(k = \frac{{AC}}{{AE}} = \frac{{AE + EC}}{{AE}} = \frac{{6 + 3}}{6} = \frac{9}{6} = \frac{3}{2}\).
Đáp án C.
Cho hình vẽ sau. Độ lớn x bằng bao nhiêu để hai tam giác đồng dạng?
- A \(x = 3\).
- B \(x = 4\).
- C \(x = \frac{5}{2}\).
- D \(x = \frac{3}{2}\).
Đáp án : B
Dựa vào các trường hợp đồng dạng của hai tam giác để tìm x.
Để hai tam giác đồng dạng thì \(\frac{2}{3} = \frac{x}{6}\) suy ra \(x = \frac{2}{3}.6 = 4\).
Đáp án B.
Cho hình dưới đây. Biết AB // DE. Chọn hệ thức sai trong các câu sau:
- A \(AB.EC = AC.DC\).
- B \(AB.DE = BC.DC\).
- C \(AC.DE = BC.EC\).
- D \(AB.AC = DE.DC\).
Đáp án : D
Dựa vào AB // DE suy ra \(\widehat {ABC} = \widehat {EDC}\).
Chứng minh $\Delta ABC\backsim \Delta CDE\left( g.g \right)$ suy ra tỉ số giữa các cặp cạnh tương ứng.
Vì AB // DE nên \(\widehat {ABC} = \widehat {EDC}\) (hai góc đồng vị)
Xẻ \(\Delta ABC\) và \(\Delta CDE\) có:
\(\widehat A = \widehat C\left( { = {{90}^0}} \right)\)
\(\widehat {ABC} = \widehat {EDC}\) (cmt)
Suy ra $\Delta ABC\backsim \Delta CDE\left( g.g \right)$. Từ đó ta được:
\(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{CD}}{{CE}}\) suy ra \(AB.CE = AC.CD\). (A đúng)
\(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{CD}}{{DE}}\) suy ra \(AB.DE = BC.CD\) (B đúng)
\(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{CE}}{{DE}}\) suy ra \(AC.DE = CE.BC\) (C đúng)
Vậy D sai (vì không có tỉ lệ nào suy ra \(AB.AC = DE.DC\)).
Đáp án D.
Cặp hình đồng dạng trong hình dưới đây là:
- A Hình 1 và hình 2.
- B Hình 1 và hình 3.
- C Hình 2 và hình 3.
- D Không có hình nào đồng dạng.
Đáp án : A
Kiểm tra tỉ số các cặp cạnh của các hình trên.
Ta có: \(\frac{2}{{2,5}} = \frac{4}{5} \ne \frac{3}{6}\) nên hình 1 và hình 2 là hai hình đồng dạng
Đáp án A.
Giải các phương trình sau:
a) \(\frac{2}{3}x + 2\frac{1}{2} = 0\)
b) \(\frac{{7x - 1}}{6} = \frac{{16 - x}}{5} - 2x\)
Đưa phương trình về dạng ax + b = 0 để giải.
a) \(\frac{2}{3}x + 2\frac{1}{2} = 0\)
\(\begin{array}{l}\frac{2}{3}x + \frac{5}{2} = 0\\\frac{2}{3}x = - \frac{5}{2}\\x = - \frac{5}{2}:\frac{2}{3}\\x = - \frac{{15}}{4}\end{array}\)
Vậy nghiệm của phương trình là \(x = - \frac{{15}}{4}\).
b) \(\frac{{7x - 1}}{6} = \frac{{16 - x}}{5} - 2x\)
\(\begin{array}{l}\frac{{5\left( {7x - 1} \right)}}{{5.6}} = \frac{{6\left( {16 - x} \right)}}{{6.5}} - \frac{{30.2x}}{{30}}\\5\left( {7x - 1} \right) = 6\left( {16 - x} \right) - 60x\\35x - 5 = 96 - 6x - 60x\\35x + 6x + 60x = 96 + 5\\101x = 101\\x = 1\end{array}\)
Vậy nghiệm của phương trình là \(x = 1\)
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Một xe tải và một xe con cùng khởi hành từ tỉnh A đến tỉnh B. Xe tải đi với vận tốc 30km/h, xe con đi với vận tốc 45km/h. Sau khi đi được \(\frac{3}{4}\) quãng đường AB, xe con tăng vận tốc 5km/h trên quãng đường còn lại thì đến B sớm hơn xe tải là 2 giờ 27 phút. Tính quãng đường AB.
Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Gọi quãng đường AB là x (km) (x > 0).
Biểu diễn thời gian xe tải, xe con đi theo x và lập phương trình.
Giải phương trình và kiểm tra nghiệm.
Gọi quãng đường AB dài x (km) (x > 0).
Thời gian xe tải đi hết quãng đường AB là \(\frac{x}{{30}}\) (giờ).
\(\frac{3}{4}\) quãng đường AB là \(\frac{3}{4}x\) (km), khi đó thời gian ô tô con đi hết \(\frac{3}{4}\) quãng đường AB là:
\(\frac{3}{4}x:45 = \frac{x}{{60}}\) (giờ)
Vận tốc xe con sau khi tăng thêm 5km/h là:
45 + 5 = 50 (km/h)
Quãng đường còn lại là: \(1 - \frac{3}{4}x = \frac{x}{4}\) (km)
Thời gian xe con đi hết \(\frac{1}{4}\) quãng đường AB là:
\(\frac{x}{4}:50 = \frac{x}{{200}}\) (h)
Vì xe con đến B sớm hơn xe tải là 2 giờ 2 phút = \(\frac{{49}}{{20}}\)h nên ta có phương trình:
\(\begin{array}{l}\frac{x}{{30}} - \left( {\frac{x}{{60}} + \frac{x}{{200}}} \right) = \frac{{49}}{{20}}\\\frac{{20x}}{{600}} - \frac{{10x}}{{600}} - \frac{{3x}}{{600}} = \frac{{1470}}{{600}}\\\frac{{7x}}{{600}} = \frac{{1470}}{{600}}\\7x = 1470\\x = 210(TM)\end{array}\)
Vậy quãng đường AB dài 210km.
Tìm m để phương trình \(2\left( {x - 1} \right) - mx = 3\):
a) Vô nghiệm
b) Có nghiệm duy nhất
Biến đổi tương đương đưa phương trình về dạng ax = b:
+ Nếu a = 0 và b ≠ 0 thì phương trình vô nghiệm.
+ Nếu a ≠ 0 thì phương trình có nghiệm duy nhất \(x = \frac{b}{a}\).
Ta có:
\(2\left( {x - 1} \right) - mx = 3\)
\(\begin{array}{l}2x - 2 - mx = 3\\2x - mx = 3 + 2\\(2 - m)x = 5\end{array}\)
a) Để phương trình \(2\left( {x - 1} \right) - mx = 3\) vô nghiệm thì:
\(2 - m = 0\) suy ra \(m = 2\).
Vậy khi m = 2 thì phương trình vô nghiệm.
b) Để phương trình \(2\left( {x - 1} \right) - mx = 3\) có nghiệm duy nhất thì:
\(2 - m \ne 0\) suy ra \(m \ne 2\).
Vậy khi \(m \ne 2\) thì phương trình có nghiệm duy nhất \(x = \frac{5}{{2 - m}}\).
Cho \(\Delta ABC\) nhọn có AB < AC. Đường cao AH. Qua H vẽ \(HM \bot AB\) và \(HN \bot AC\).
a) Chứng minh $\Delta AMH\backsim \Delta AHB$.
b) Chứng minh \(AN.AC = A{H^2}\).
c) Vẽ đường cao BD cắt AH tại E. Qua D vẽ đường thẳng song song với MN cắt AB tại F. Chứng minh \(\widehat {AEF} = \widehat {ABC}\).
a) Chứng minh $\Delta AMH\backsim \Delta AHB\left( g.g \right)$
b) Chứng minh $\Delta ANH\backsim \Delta AHC\left( g.g \right)$ suy ra \(\frac{{AN}}{{AH}} = \frac{{AH}}{{AC}}\) suy ra \(AN.AC = A{H^2}\).
c) Áp dụng định lý Thales để chứng minh \(\frac{{AF}}{{AM}} = \frac{{AE}}{{AH}}\left( { = \frac{{AD}}{{AN}}} \right)\)
Chứng minh $\Delta AFE\backsim \Delta AMH\left( c.g.c \right)$ suy ra \(\widehat {AEF} = \widehat {AHM}\) mà \(\widehat {AHM} = \widehat {ABC}\) nên \(\widehat {AEF} = \widehat {ABC}\).
a) Xét \(\Delta AMH\) và \(\Delta AHB\) có:
\(\widehat {AMH} = \widehat {AHB}\left( { = {{90}^0}} \right)\)
\(\widehat A\) chung
suy ra $\Delta AMH\backsim \Delta AHB\left( g.g \right)$ (đpcm)
b) Xét \(\Delta ANH\) và \(\Delta AHC\) có:
\(\widehat {ANH} = \widehat {AHC}\left( { = {{90}^0}} \right)\)
\(\widehat A\) chung
suy ra $\Delta ANH\backsim \Delta AHC\left( g.g \right)$
suy ra \(\frac{{AN}}{{AH}} = \frac{{AH}}{{AC}}\) suy ra \(AN.AC = A{H^2}\) (đpcm)
c) Vì DF // NM nên \(\frac{{AF}}{{AM}} = \frac{{AD}}{{AN}}\)
Vì DE // HN nên \(\frac{{AE}}{{AH}} = \frac{{AD}}{{AN}}\)
suy ra \(\frac{{AF}}{{AM}} = \frac{{AE}}{{AH}}\)
Xét \(\Delta AFE\) và \(\Delta AMH\) có:
\(\widehat A\) chung
\(\frac{{AF}}{{AM}} = \frac{{AE}}{{AH}}\)
suy ra $\Delta AFE\backsim \Delta AMH\left( c.g.c \right)$ nên \(\widehat {AEF} = \widehat {AHM}\)
Mà \(\widehat {AHM} = \widehat {ABC}\)(vì $\Delta AMH\backsim \Delta AHB$)
Do đó \(\widehat {AEF} = \widehat {ABC}\) (đpcm)
Nam bỏ một số viên bi xanh và đỏ có kích thước và khối lượng giống nhau vào túi. Mỗi lần Nam lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi, xem màu của nó rồi trả lại túi. Lặp lại phép thử đó 100 lần, Nam thấy có 40 lần mình lấy được bi đỏ. Biết rằng trong túi có 9 viên bi xanh, hãy ước lượng trong xem trong túi có bao nhiên viên bi đỏ.
Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được viên bi màu xanh”.
Gọi số bi trong túi là x (x > 9).
Vì số lần thử lớn nên xác suất thực nghiệm gần bằng xác suất của biến cố “Lấy được viên bi màu xanh”.
Do đó ta tính được số viên bi trong hộp, suy ra số viên bi đỏ.
Vì lặp lại phép thử 100 lần, Nam thấy có 40 lần lấy được viên bi đỏ nên số lần lấy được viên bi xanh là:
100 – 40 = 60 (lần).
Do đó xác suất thực nghiệm của biến cố "Lấy được viên bi màu xanh" là:
\(\frac{{60}}{{100}} = \frac{3}{5} = 0.6\)
Gọi số bi trong túi là x (x > 9).
Vì số lần thử lớn nên xác suất thực nghiệm gần bằng xác suất của biến cố “Lấy được viên bi màu xanh”, do đó:
\(\frac{9}{x} \approx 0,6\) suy ra \(x \approx 15\) (viên bi)
Vậy trong hộp có khoảng 15 – 9 = 6 viên bi màu đỏ.