Bài 1.3 trang 24 SBT toán 8 tập 1

2024-09-14 09:03:47

Cho hai phân thức \(\displaystyle {P \over Q}\) và\(\displaystyle {R \over S}\).

Chứng minh rằng :

LG a

Nếu \(\displaystyle {P \over Q} = {R \over S}\) thì \(\displaystyle{{P + Q} \over Q} = {{R + S} \over S}\)

Phương pháp giải:

- Hai phân thức \( \dfrac{A}{B}\) và \( \dfrac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

- Cho đẳng thức \(a=b\) \( \Rightarrow a + c = b + c\) 

Giải chi tiết:

\(\displaystyle{P \over Q} = {R \over S}\)

\( \Rightarrow PS = QR\)                   (1)

Vì \(\displaystyle{P \over Q},{R \over S}\) là phân thức nên \(Q, S\ne 0\).

Cộng vào hai vế của đẳng thức (1) với \(Q S\) ta được:

\(P S + Q S = Q R + Q S \)

\(⇒ S(P + Q) = Q (R + S)\)

\(⇒ \displaystyle {{P + Q} \over Q} = {{R + S} \over S}\)


LG b

Nếu \(\displaystyle{P \over Q} = {R \over S}\) và \(P ≠ Q\) thì \(R ≠ S\) và \(\displaystyle {P \over {Q - P}} = {R \over {S - R}}\) 

Phương pháp giải:

- Hai phân thức \( \dfrac{A}{B}\) và \( \dfrac{C}{D}\) gọi là bằng nhau nếu \(AD = BC\).

- Cho đẳng thức \(a=b\) \( \Rightarrow a + c = b + c\) 

Giải chi tiết:

\(\displaystyle {P \over Q} = {R \over S}\)

\(⇒ P S = Q R \)  (2) và \(P ≠ Q, R ≠ S\)

Trừ từng vế đẳng thức (2) với \(PR\) ta được :

\(P S - P R = Q R - P R\)

\(⇒ P (S - R) = R (Q -P) \)

\(⇒ \displaystyle {P \over {Q - P}} = {R \over {S - R}}\).

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"