Bài 37 trang 162 SBT toán 8 tập 1

2024-09-14 09:07:07

Đề bài

Chứng minh rằng mọi đường thẳng đi qua trung điểm của đường trung bình của hình thang và cắt hai đáy hình thang sẽ chia hình thang đó thành hai hình thang có diện tích bằng nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất đường trung bình của hình thang bằng nửa tổng hai đáy.

Công thức tính diện tích hình thang: \(S=\dfrac{a+b}{2}.h\)

Lời giải chi tiết

Giả sử hình thang \(ABCD\) có \(AB // CD,\) đường trung bình là \(MN.\) Gọi \(I\) là trung điểm của \(MN,\) đường thẳng bất kỳ đi qua \(I\) cắt \(AB\) tại \(P\) và \(CD\) tại \(Q\)

Ta có hai hình thang \(APQD\) và \(BPQC\) có chung đường cao.

\(MI\) là đường trung bình của hình thang \(APQD:\)

\( \Rightarrow MI = \dfrac{1} {2}\left( {AP + QD} \right)\)

\(IN\) là đường trung bình của hình thang \(BPQC :\)

\( \Rightarrow IN =  \dfrac{1} {2}\left( {BP + QC} \right)\)

\(S_{APQD}=\dfrac{1}{2}\ \left( {AP + QD} \right).AH\) \(=MI.AH\) \((1)\)

\(S_{BPQC}=\dfrac{1}{2}\ \left( {BP + QC} \right).AH\) \(=NI.AH\) \((2)\)

\(IM = IN\) (gt) \((3)\)

Từ \((1),\, (2)\) và \((3)\) suy ra : \({S_{APQD}} = {S_{BPQC}}\) không phụ thuộc vào \(P\) và \(Q\)

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"