Bài 17 trang 7 SBT toán 8 tập 2

2024-09-14 09:07:38

Chứng tỏ rằng các phương trình sau đây vô nghiệm :

LG a

\(2\left( {x + 1} \right) = 3 + 2x\)

Phương pháp giải:

Áp dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để giải các phương trình, từ đó tìm được tập nghiệm của phương trình.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(2\left( {x + 1} \right) = 3 + 2x\)

\( \Leftrightarrow 2x + 2 = 3 + 2x\)

\( \Leftrightarrow 2x-2x = 3 - 2\)

\(\Leftrightarrow 0x = 1\) (Vô lí)

Vậy phương trình vô nghiệm.


LG b

\(2\left( {1 - 1,5x} \right) + 3x = 0\)

Phương pháp giải:

Áp dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để giải các phương trình, từ đó tìm được tập nghiệm của phương trình.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(2\left( {1 - 1,5x} \right) + 3x = 0\)

\( \Leftrightarrow 2 - 3x + 3x = 0 \Leftrightarrow 2 + 0x = 0\) (Vô lí)

Vậy phương trình vô nghiệm.


LG c

\(\left| x \right| =  - 1\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất : \(\left| x \right| \ge 0\) với mọi \(x\in\mathbb R.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(VT=\left| x \right| \ge 0\) với mọi \(x\in\mathbb R.\) Mà \(VP=-1<0\)

Do đó phương trình \(\left| x \right| =  - 1\) vô nghiệm.

(Với VT là vế trái, VP là vế phải)

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

We using AI and power community to slove your question

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"