1
Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy tái hiện (kể, vẽ…) một hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua những bài học lịch sử.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về chiến trường Trường Sơn trên phim ảnh, sách báo và các bài học lịch sử để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tranh vẽ của họa sĩ Đức Dụ
2
Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Nghe bài hát đó và nêu ấn tượng của em.
Phương pháp giải:
Tìm nghe bài hát và nêu ấn tượng của em.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bài hát mang khí thế hiên ngang, lẫm liệt, và niềm tin chắc thắng của đoàn quân Nam tiến: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!
1
Câu 1 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ Lá đỏ.
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ và xác định các đặc điểm của thể thơ tự do.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đặc điểm của thể thơ tự do thể hiện trong bài Lá đỏ:
- Số chữ trong mỗi câu không hạn định
- Số câu không hạn định, cũng không chia ra thành khổ 4 câu như cũ
- Không có luật lệ cố định nào về niêm, luật, đối, vần.
2
Câu 2 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại. Cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa ai với ai.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại. Người bộc lộ cảm xúc là tác giả và đó là cuộc gặp gỡ giữa tác giả với nhân vật em gái tiền phương.
3
Câu 3 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian như thế nào? Không gian đó giúp em hiểu thêm gì về bối cảnh lịch sử, về những con đường hành quân ra trận những năm chiến tranh?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để xác định bối cảnh gặp gỡ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi người chiến sĩ trên đường hành quân, anh gặp cô gái bên đường của khu rừng lá đỏ.
- Không gian đó giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ đầy gian khó hiểm nguy, con đường trùng điệp những trắc trở, màu lá đỏ như gợi nhắc về sự mất mát và hi sinh của những người lính đã ngã xuống nơi đây.
4
Câu 4 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ. Em từng đọc những câu thơ nào khác cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Trong bài thơ, đoàn quân trên đường ra tiền tuyến phải đối mặt với nhiều hiểm nguy gian khổ nhưng đôi chân của họ vẫn vững bước về phía trước đầy hiên ngang. Mặc dù không biết rõ sống chết nhưng ai ai cũng lạc quan yêu đời, không chút buồn lo sợ hãi trước thực tại.
- Những câu thơ khác miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
5
Câu 5 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn miêu tả “em gái tiền phương” và nêu nhận xét của em
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ hiện lên hài hòa và trong trẻo, mang chứa những nét giản dị, tự nhiên. Những chi tiết ấy hòa hợp với đất trời nhưng lại đối lập với khu rừng lá đỏ được nhắc đến.
6
Câu 6 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó có liên quan như thế nào đến hình ảnh lá đỏ và rừng lá đỏ trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ để xác định mạch cảm xúc.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Mạch cảm xúc của bài thơ vừa bi tráng, hào hùng, mang theo niềm tin vào ngày mai chiến thắng, ngày mai hòa bình, độc lập và tự do.
7
Câu 7 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ để xác định cảm hứng chủ đạo.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là tinh thần chiến đấu anh dũng và lạc quan, niềm tin vào ngày mai thắng lợi.
8
Câu 8 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Có ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Nêu quan điểm của em.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em tán thành với ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Vì bài thơ đã làm nổi bật được hình ảnh những con người bất khuất kiên cường, luôn lạc quan và đặt trọn niềm tin ở tương lai tươi sáng
Viết
(trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh “em gái tiền phương” thật nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió. Nhưng đồng thời lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi qua vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân. Hình ảnh “em gái tiền phương” là những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.
Bài đọc