Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn

2024-09-14 09:11:26

Câu 1

Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các trường hợp sau:

a. Em đứng bên đường

                                     như quê hương

(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)

b. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn, trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

c. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

d. Nho vẫn thì thầm. Nó cũng đang ở trạng thái như tôi. Yêu tất cả. Tình yêu của những con người trong khói lửa. Tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc quyền có nó trong tim là những người chiến sĩ.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

e. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của từng biện pháp tu từ để nêu biểu hiện và tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Câu

Biện pháp tu từ

Tác dụng

a

So sánh: Em đứng bên đường như quê hương

nhấn mạnh sự giản dị và thân thuộc của hình ảnh “em”, đồng thời cũng nói tới nỗi nhớ nhà da diết.

b

So sánh: như một con sông nước đen; như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.

miêu tả vẻ đẹp của con đường nhựa ban đêm sau cơn mưa, khiến người đọc đắm chìm trong khung cảnh đẹp đẽ và thơ mộng nơi chiến trường tàn khốc.

c

Liệt kê

nhấn mạnh về sự vắng vẻ và tĩnh lặng trên cao điểm. Tạo không khí hồi hộp và lo lắng về một hiểm nguy đang rình rập

d

+ So sánh: Nó cũng đang ở trạng thái như tôi

+ Liệt kê: độ lượng, tha thiết, vô tư

Thể hiện tình yêu tha thiết và bùng cháy, cho thấy một khía cạnh tâm hồn tươi trẻ và tràn đầy nhiệt huyết trong tình cảm của các cô gái thanh niên xung phong.

e

Nhân hóa: Máy bay trinh sát vẫn nạo vét

nhấn mạnh và đặc tả về sự càn quét của máy bay trinh sát trên ngọn núi


Câu 2

Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thử thay thế những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau bằng từ ngữ đồng nghĩa, từ đó nhận xét về giá trị biểu đạt của những từ ngữ được tác giả sử dụng.

a. Gặp em trên cao lộng gió

    Rừng lạ ào ào lá đỏ

(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)

b. Đoàn quân vẫn đi vội vã

    Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)

c. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Phương pháp giải:

Thay thế các từ in đậm bằng từ đồng nghĩa và nhận xét về giá trị biểu đạt của chúng.

Lời giải chi tiết:

Câu

Thay thế những từ ngữ in đậm

Nhận xét

a

Gặp em trên cao đầy gió

Rừng lạ ầm ầm lá đỏ

Các từ thay thế không thể hiện được khung cảnh hùng tráng và bạt ngàn lá đỏ trong khu rừng.

b

Đoàn quân vẫn đi vội vàng

Bụi Trường Sơn mù mịt trời lửa

Các từ thay thế không thế hiện được tư thế hiên ngang và anh dũng của đoàn quân trong cảnh khói lửa mù mịt

c

Cười thì hàm răng trắng bóc trên khuôn mặt nhem nhuốc

Từ ngữ thay thế không phù hợp với ngữ cảnh, làm giảm đi giá trị diễn đạt của câu văn


Câu 3

Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền các thông tin theo yêu cầu:

STT

Câu trong văn bản

Câu thay đổi cấu trúc

Sự khác nhau về ý nghĩa

1

Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí.

Tôi sốt ruột, chạy ra ngoài một tí.

2

Xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người.

Có bao nhiêu là người xung quanh cao điểm vắng vẻ này.

3

Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ chạy đến ngay.

Họ sẽ chạy đến ngay nếu chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ.

4

Uống sữa xong, Nho ngủ.

Nho uống sữa xong rồi ngủ.

Phương pháp giải:

Kẻ bảng theo mẫu và điền thông tin được yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

STT

Câu trong văn bản

Câu thay đổi cấu trúc

Sự khác nhau về ý nghĩa

1

Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí.

Tôi sốt ruột, chạy ra ngoài một tí.

Câu thay đổi không nhấn mạnh được trạng thái sốt ruột của nhân vật.

2

Xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người.

Có bao nhiêu là người xung quanh cao điểm vắng vẻ này.

Câu thay đổi cấu trúc nhấn mạnh về số lượng người, trong khi câu gốc trong văn bản nhấn mạnh tới sự vắng vẻ của cao điểm.

3

Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ chạy đến ngay.

Họ sẽ chạy đến ngay nếu chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ.

Câu thay đổi nhấn mạnh tới hành động chạy đến khi nghe thấy tiếng súng; câu gốc thì nói tới hành động bắn súng để báo hiệu cần giúp đỡ.

4

Uống sữa xong, Nho ngủ.

Nho uống sữa xong rồi ngủ.

Trong câu gốc, hành động uống sữa và đi ngủ được tách bạch rõ ràng hơn so với câu đã thay đổi cấu trúc. Tạo ra nhịp điệu chậm rãi cho câu văn.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"