1
Câu 1 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài văn viết về hoạt động xã hội nào? Em có nhận xét gì về trình tự các sự việc được kể trong bài viết?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Bài văn viết về hoạt động xã hội: Chuyến thăm bệnh nhi tại bệnh viện Ung bướu
Trình tự các sự việc được kể trong bài viết: Những sự kiện được kể theo trình tự thời gian, chi tiết, cụ thể từng việc.
2
Câu 2 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chỉ ra đoạn văn giới thiệu thông tin cơ bản về hoạt động xã hội được kể.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn giới thiệu thông tin cơ bản về hoạt động xã hội được kể: Đoạn số 3, bắt đầu từ “Bảy giờ sáng… Các em mong muốn điều gì nhất?”
3
Câu 3 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định ngôi kể của bài viết. Vì sao người viết chọn ngôi kể ấy?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu, kiến thức về ngôi kể
Lời giải chi tiết:
Ngôi kể của bài viết: Ngôi thứ nhất xưng tôi
Lý do người viết chọn ngôi kể ấy: Đây là những trải nghiệm của chính bản thân người viết, không ai có thể viết lại chính xác về sự việc, cảm nhận bằng chính nhân vật trải nghiệm. Điều này tạo ra sự chân thực cho bài viết.
4
Câu 4 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp em hình dung điều gì về hoạt động xã hội được kể trong bài viết?
Phương pháp giải:
Câu 4 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp em hình dung điều gì về hoạt động xã hội được kể trong bài viết?
Lời giải chi tiết:
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp em hình dung ra nhiều điều về hoạt động xã hội được kể trong bài viết: Các hoạt động trong buổi hôm đó đã diễn ra như thế nào, gồm có những hoạt động gì. Khi được chứng kiến những em nhỏ ung thư thì cảm xúc của mọi người được bộc lộ đó là sự cảm thông, chia sẻ, yêu thương.
Hướng dẫn viết
(trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. Bài viết có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố trên.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản
Lời giải chi tiết:
Với tinh thần “Cho đi là còn mãi” với lợi ích của việc hiến máu đã giúp thay đổi suy nghĩ của rất nhiều người đặc biệt là thế hệ trẻ. Hiến máu nhân đạo được xem là hành động đẹp, vì sức khỏe, vì sự sống của con người, mang giá trị nhân đạo cao cả và nhân văn sâu sắc.
Với ý nghĩa “Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại”, Hiến máu nhân đạo là một trong những hoạt động thường niên ý nghĩa của Ngân hàng Shinhan, thu hút sự quan tâm và tham gia nhiệt tình bởi tất cả nhân viên và Ban lãnh đạo ngân hàng.
Vào ngày 16/12 và 17/12/2020, hơn 300 nhân viên Shinhan ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã cùng nhau tham gia ủng hộ 92,15 lít máu, nhằm góp phần đem lại niềm hy vọng và sự sống cho các bệnh nhân hiểm nghèo ở khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn các bệnh viện đang khan hiếm nguồn máu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
“Đồng cảm” và “chia sẻ” là hai điều vô cùng quan trọng và cần thiết để hình thành nên một xã hội văn minh, nhân ái và ai ai cũng được thụ hưởng những điều tốt đẹp và sống trong sự yêu thương.
(Nguồn: sưu tầm)