Câu 1
Câu 1 (trang 32, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
a. Tại sao bạn ấy hay… chém gió?
b. Không chỉ sở hữu thành tích học tập khủng, Nam còn đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ của trường.
(Theo Mực tím online)
Đây là biệt ngữ của nhóm người nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biệt ngữ xã hội
Lời giải chi tiết:
a, Biệt ngữ xã hội: Chém gió
Ý nghĩa: Nói nhiều thông tin và nhiều thông tin không đúng sự thật
b, Biệt ngữ xã hội: Khủng
Ý nghĩa: Ý muốn nói thành tích học tập lớn, có nhiều thành tích.
=> Đây là biệt ngữ của nhóm người thuộc tầng lớp học sinh, sinh viên
Câu 2
Câu 2 (trang 32, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tìm ít nhất ba biệt ngữ xã hội của giới trẻ và điền thông tin vào bảng dưới đây:
Biệt ngữ xã hội | Ý nghĩa |
… | … |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biệt ngữ xã hội
Lời giải chi tiết:
Biệt ngữ xã hội | Ý nghĩa |
Mai đẹt-ti-ni Xu cà na “Ao” trình | Định mệnh đời tôi Mọi thứ không được như ý nguyện Chỉ một ai đó có trình độ vượt đối thủ |
Câu 3
Câu 3 (trang 32, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biệt ngữ xã hội
Lời giải chi tiết:
Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội
Vì: Xã hội biến đổi đồng thời ngôn từ cũng biến đổi, sử dụng biệt ngữ xã hội để dễ tiếp cận với đối tượng nghe, đọc và diễn tả đúng tính chất sự vật hiện tượng, miễn sao bài văn không bị lệch lạc tư tưởng, không vi phạm sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 4
Câu 4 (trang 32, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Phú ghẻ “nổ” một tràng khiến Cường tắt đài. Nó nghệt mặt một hồi rồi ngẩn ngơ hỏi lại:
- Chẳng lẽ tụi mày đến đây để chơi trò “phá đám”?
(Nguyễn Nhật Ánh, Trại hoa vàng)
a. Tìm biệt ngữ xã hội của giới trẻ trong đoạn trích trên.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng (các) biệt ngữ ấy.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biệt ngữ xã hội
Lời giải chi tiết:
a. Biệt ngữ xã hội của giới trẻ trong đoạn trích là: Nổ, phá đám
b. Việc sử dụng biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích có tác dụng: Diễn tả đúng tính chất của sự việc đã xảy ra
Câu 5
Câu 5 (trang 33, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hiện nay, giới trẻ có những cách nói như: thất bại vì ngại thành công, liệu cơm không gắp nổi mắm. Những cụm từ này xuất phát từ những thành ngữ/ tục ngữ nào? Tìm thêm các trường hợp tương tự.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biệt ngữ xã hội
Lời giải chi tiết:
- Giới trẻ có những cách nói như: anh hùng bàn phím, liệu cơm không gắp nổi mắm. Những cụm từ này xuất phát từ những thành ngữ/ tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công, Liệu cơm gắp mắm
- Các trường hợp tương tự: Ăn quả nhớ kẻ chân mày
Câu 6
Câu 6 (trang 33, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định thành ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của thành ngữ ấy:
Tôi ba chân bốn cẳng lội xuống nước, không kịp xắn hai ông quần, bùn dưới chân tôi kêu lép bép.
(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thành ngữ
Lời giải chi tiết:
Thành ngữ trong câu văn: ba chân bốn cẳng tác dụng thể hiện sự vội vàng khi làm việc để kịp tiến độ.
Câu 7
Câu 7 (trang 33, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng thành ngữ đã xác định ở câu 6.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản
Lời giải chi tiết:
Mẹ hỏi Lan:
- Hôm nay, con có phải đi học không?
Lan trả lời:
- Dạ có mẹ ạ, mấy giờ rồi hả mẹ?
Mẹ đáp:
- Còn năm phút nữa là vào lớp, thế này thì ba chân bốn cẳng không kịp.