Câu 1
Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tác giả quan niệm như thế nào về “quá trình hiểu rõ bản thân”?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tác giả quan niệm về “quá trình hiểu rõ bản thân”: giống như việc khám phá bạn là ai - yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì và bạn nghĩ mình có thể làm được gì cho thế giới này.
Câu 2
Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Liệt kê một số câu hỏi dùng để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản. Sau đó, trả lời những câu hỏi em đã chọn.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Liệt kê một số câu hỏi dùng để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản:
- Năng khiếu nổi bật nhất của em là gì? Năng khiếu nổi bật nhất của em là khả năng vẽ
- Hy vọng và ước muốn của bản thân bạn là gì? Em muốn trở thành nhà thiết kế nội thất.
- Mục tiêu hiện tại của em là gì? Hoàn thành tốt khóa học vẽ, nhận chứng chỉ, học thêm kĩ năng của những người đi trước.
- Mục tiêu tương lai của em là gì? Thi đỗ trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội để hoàn thành ước mơ của bản thân.
Câu 3
Câu 3 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả: “Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới.”? Hãy lí giải câu trả lời của em.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em đồng tình với lời khuyên của tác giả: “Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới.”
Bởi lẽ ở mỗi thời điểm khác nhau, mỗi chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau, câu hỏi là giống nhau nhưng mỗi thời điểm sẽ cho chúng ta câu trả lời hoàn toàn khác. Hãy luôn đặt những câu hỏi giống nhau ở từng thời điểm khác nhau để chúng ta thấy được sự thay đổi của chính bản thân mình để rồi thay đổi cho phù hợp, trưởng thành, thành công trong tương lai.
Câu 4
Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân, chúng ta mới có thể “mỉm cười”. Theo em, ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể làm gì để hiểu bản thân rõ hơn?
Phương pháp giải:
Vận dụng những trải nghiệm thực tế của bản thân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể hỏi mọi người xung quang về mình, xem thái độ và cảm nhận của mọi người xung quanh về chính bản thân mình. hoặc tham gia các câu lạc bộ, tham gia các lớp học khác nhau để hiểu sở thích, niềm đam mê, hay điểm yếu của để hiểu bản thân rõ hơn.
Bài đọc