Câu 1
Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức Ngữ văn, kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
“Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.
Câu 2
Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Tác giả đã mở rộng sang những hình ảnh: Ngọn khói, nồi cám, cánh nỏ, quá giang, than củi, máng
- Việc mở rộng hình ảnh là mở rộng hồi ức của tác giả, mạch cảm xúc từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát trở về.
+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
+ Phần 2 (Khổ 2,3,4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó
+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.
Câu 3
Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức các biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Điệp từ “cho” điệp lại 5 lần nhằm nhấn mạnh tình cảm da diết, trực trào trong lòng tác giả.
Câu 4
Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cảm hứng chủ đạo: tình yêu gia đình, yêu quê hương
Câu 5
Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.
- Dựa trên cơ sở: tác giả nhắc nhớ lại những hình ảnh, kỉ niệm đã gắn bó suốt từ thời thơ ấu. Khi nhắc lại là cảm xúc ùa về, lưu luyến và bịn rịn.
Bài đọc